Hội thảo: Các tập quán điển hình điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình Việt NamChiều ngày 13/10/2016, Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thảo “Các tập quán điển hình điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền”.Tham dự Hội thảo có các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng các đồng chí trong đoàn công tác của Bộ Tư pháp. Đồng chí Nguyễn Văn Cương – Tiến sĩ, quyền Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo.
Ở nước ta, tập quán đã chính thức được thừa nhận là nguồn gốc của pháp luật dân sự và tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đáp ứng những điều kiện Nhà nước đặt ra. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ khảo sát về “Các tập quán điển hình điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền”.
Lai Châu là tỉnh đầu tiên đoàn công tác Viện Khoa học pháp lý thực hiện khảo sát. Đoàn nghiên cứu đã tiến hành các hoạt động khảo sát như: gặp gỡ, phỏng vấn các già làng, trưởng bản, cán bộ hòa giải và Nhân dân các xã, bản; làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc; Tòa án nhân dân tỉnh để tìm hiểu đặc thù dân tộc, phong tục tập quán tại địa phương, thực tiễn áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
Tại Hội thảo, Đoàn khảo sát được lắng nghe, tìm hiểu về tập quán của đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu; việc áp dụng tập quán từ thực tiễn kinh nghiệm công tác, làm nghề của các đại biểu, các chuyên gia pháp lý.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương ghi nhận và đánh giá cao những tham luận, ý kiến tham gia của các đại biểu. Thông qua Hội thảo đã giúp Đoàn khảo sát tổng hợp các tập quán điển hình và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế thực thi để pháp luật ngày càng phù hợp hơn và đi vào thực tiễn.
Hội thảo: Các tập quán điển hình điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình Việt Nam
17/10/2016
Chiều ngày 13/10/2016, Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thảo “Các tập quán điển hình điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền”.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng các đồng chí trong đoàn công tác của Bộ Tư pháp. Đồng chí Nguyễn Văn Cương – Tiến sĩ, quyền Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo.
Ở nước ta, tập quán đã chính thức được thừa nhận là nguồn gốc của pháp luật dân sự và tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đáp ứng những điều kiện Nhà nước đặt ra. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ khảo sát về “Các tập quán điển hình điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền”.
Lai Châu là tỉnh đầu tiên đoàn công tác Viện Khoa học pháp lý thực hiện khảo sát. Đoàn nghiên cứu đã tiến hành các hoạt động khảo sát như: gặp gỡ, phỏng vấn các già làng, trưởng bản, cán bộ hòa giải và Nhân dân các xã, bản; làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc; Tòa án nhân dân tỉnh để tìm hiểu đặc thù dân tộc, phong tục tập quán tại địa phương, thực tiễn áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
Tại Hội thảo, Đoàn khảo sát được lắng nghe, tìm hiểu về tập quán của đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu; việc áp dụng tập quán từ thực tiễn kinh nghiệm công tác, làm nghề của các đại biểu, các chuyên gia pháp lý.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương ghi nhận và đánh giá cao những tham luận, ý kiến tham gia của các đại biểu. Thông qua Hội thảo đã giúp Đoàn khảo sát tổng hợp các tập quán điển hình và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế thực thi để pháp luật ngày càng phù hợp hơn và đi vào thực tiễn.