Sẽ nghiên cứu thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan THADS để phục vụ nhân dân tốt hơnĐó là kết luận của Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành tại buổi làm việc với 26 cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố có số lượng việc, tiền phải thi hành án lớn hoặc còn những tồn tại, hạn chế nhằm đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu về việc và tiền 5 tháng đầu năm 2016 và chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, từ đó thảo luận, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thi hành án dân sự, công tác cán bộ trong thời gian tới, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định giao chỉ tiêu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tham dự buổi làm việc có các Phó Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục và các Cục trưởng của 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, các tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đăk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Dương, Kiên Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Long An, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa.
Trong thời gian qua, các chương trình cải cách hành chính của Chính phủ luôn đặt yêu cầu “công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp”, “nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính” và “bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước” là một trong những mục tiêu hàng đầu, cơ bản và xuyên suốt. Cụ thể hóa các mục tiêu này là ngày 25 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, trong đó có “các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương”. Điều 11 Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg cũng quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ “Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong triển khai Quy chế này”.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được Chính phủ chính thức triển khai từ năm 2007 theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong thời gian qua, nhiều ngành như Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội đã mạnh dạn đẩy mạnh các nội dung cải cách hành chính nói chung, tổ chức vận hành cơ chế một cửa nói riêng, qua đó tạo nhiều chuyển biến tích cực, căn bản, quan trọng, thể hiện một tinh thần phục vụ nhân dân nghiêm túc hơn, từng bước minh bạch hóa, tích cực hơn trong phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, từ đó mang lại uy tín và một hình ảnh đẹp hơn cho cơ quan hành chính.
Được biết, ngày 26 tháng 8 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1557/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp gồm 11 thủ tục hành chính cấp trung ương, 25 thủ tục hành chính cấp tỉnh và 24 thủ tục hành chính cấp huyện. Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng để thông qua cơ chế một cửa, thể hiện tính công khai, minh bạch, chính xác của các cơ quan thi hành án dân sự.
Trước đó, tại cuộc họp với tập thể Lãnh đạo Tổng cục và Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 02 năm 2016 để nghe Tổng cục báo cáo về tình hình, kết quả các mặt công tác của đơn vị, Thứ trưởng phụ trách công tác thi hành án dân sự Trần Tiến Dũng cũng đã nhấn mạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thi hành án dân sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016), việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cũng đã có thể thực hiện theo phương thức gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan THADS địa phương sẽ là một nội dung cụ thể để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn và theo Thứ trưởng, đây cũng chính là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự./.
Ths. Nguyễn Xuân Tùng
Chánh Văn phòng Tổng cục THADS
Sẽ nghiên cứu thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan THADS để phục vụ nhân dân tốt hơn
22/03/2016
Đó là kết luận của Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành tại buổi làm việc với 26 cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố có số lượng việc, tiền phải thi hành án lớn hoặc còn những tồn tại, hạn chế nhằm đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu về việc và tiền 5 tháng đầu năm 2016 và chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, từ đó thảo luận, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thi hành án dân sự, công tác cán bộ trong thời gian tới, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định giao chỉ tiêu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tham dự buổi làm việc có các Phó Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục và các Cục trưởng của 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, các tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đăk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Dương, Kiên Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Long An, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa.
Trong thời gian qua, các chương trình cải cách hành chính của Chính phủ luôn đặt yêu cầu “công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp”, “nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính” và “bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước” là một trong những mục tiêu hàng đầu, cơ bản và xuyên suốt. Cụ thể hóa các mục tiêu này là ngày 25 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, trong đó có “các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương”. Điều 11 Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg cũng quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ “Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong triển khai Quy chế này”.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được Chính phủ chính thức triển khai từ năm 2007 theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong thời gian qua, nhiều ngành như Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội đã mạnh dạn đẩy mạnh các nội dung cải cách hành chính nói chung, tổ chức vận hành cơ chế một cửa nói riêng, qua đó tạo nhiều chuyển biến tích cực, căn bản, quan trọng, thể hiện một tinh thần phục vụ nhân dân nghiêm túc hơn, từng bước minh bạch hóa, tích cực hơn trong phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, từ đó mang lại uy tín và một hình ảnh đẹp hơn cho cơ quan hành chính.
Được biết, ngày 26 tháng 8 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1557/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp gồm 11 thủ tục hành chính cấp trung ương, 25 thủ tục hành chính cấp tỉnh và 24 thủ tục hành chính cấp huyện. Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng để thông qua cơ chế một cửa, thể hiện tính công khai, minh bạch, chính xác của các cơ quan thi hành án dân sự.
Trước đó, tại cuộc họp với tập thể Lãnh đạo Tổng cục và Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 02 năm 2016 để nghe Tổng cục báo cáo về tình hình, kết quả các mặt công tác của đơn vị, Thứ trưởng phụ trách công tác thi hành án dân sự Trần Tiến Dũng cũng đã nhấn mạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thi hành án dân sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016), việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cũng đã có thể thực hiện theo phương thức gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan THADS địa phương sẽ là một nội dung cụ thể để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn và theo Thứ trưởng, đây cũng chính là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự./.
Ths. Nguyễn Xuân Tùng
Chánh Văn phòng Tổng cục THADS