Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP Cùng với việc góp ý Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý, ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 14) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL).Tham dự hội nghị tham dự Hội nghị có đại diện 33 Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh, thành phố trong cả nước và một số Luật sư ở Hà Nội, các cơ quan báo chí.Thay mặt Ban tổ chức, đồng chí Cù Thu Anh, Phó Cục trưởng Cục TGPL - chủ trì hội nghị đã trình bày sự cần thiết và một số nội dung cần sửa đổi Nghị định. Theo đó, trong hơn một năm thực hiện, Nghị định số 14 đã không còn phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Cụ thể như: theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Tư pháp sẽ thống nhất đầu mối đào tạo các chức danh tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, trong khi đó, hiện nay nhiệm vụ bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL đang do Cục TGPL thực hiện. Các văn bản pháp luật hiện hành về TGPL vẫn quy định “ngạch Trợ giúp viên pháp lý” (ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý), trong khi đó theo Nghị định số 17/2013/NĐ-CP đã thay thế cụm từ “ngạch viên chức” bằng cụm từ “chức danh nghề nghiệp”. Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện việc chi trả bồi dưỡng tham gia tố tụng cho luật sư (là cộng tác viên trợ giúp pháp lý) là 0,2 mức lương tối thiểu/01 ngày làm việc của cộng tác viên, tuy nhiên, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định “đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định”.Trên cơ sở đó, đồng chí Cù Thu Anh đã trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định về chức danh nghề nghiệp của Trợ giúp viên pháp lý; thang bảng lương, chế độ chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý; chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; căn cứ xây dựng và mức bồi dưỡng vụ việc trợ giúp trợ giúp pháp lý cho luật sư là cộng tác viên… Các đại biểu tham dự hội nghị đã phát biểu, tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Nghị định số 14, Cục TGPL sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp này, chỉnh sửa dự thảo Nghị định số 14 báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho ý kiến và Bộ Tư pháp sẽ trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.Vũ Hồng Tuyến
Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP
14/07/2014
Cùng với việc góp ý Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý, ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 14) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL).
Tham dự hội nghị tham dự Hội nghị có đại diện 33 Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh, thành phố trong cả nước và một số Luật sư ở Hà Nội, các cơ quan báo chí.
Thay mặt Ban tổ chức, đồng chí Cù Thu Anh, Phó Cục trưởng Cục TGPL - chủ trì hội nghị đã trình bày sự cần thiết và một số nội dung cần sửa đổi Nghị định. Theo đó, trong hơn một năm thực hiện, Nghị định số 14 đã không còn phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Cụ thể như: theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Tư pháp sẽ thống nhất đầu mối đào tạo các chức danh tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, trong khi đó, hiện nay nhiệm vụ bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL đang do Cục TGPL thực hiện. Các văn bản pháp luật hiện hành về TGPL vẫn quy định “ngạch Trợ giúp viên pháp lý” (ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý), trong khi đó theo Nghị định số 17/2013/NĐ-CP đã thay thế cụm từ “ngạch viên chức” bằng cụm từ “chức danh nghề nghiệp”. Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện việc chi trả bồi dưỡng tham gia tố tụng cho luật sư (là cộng tác viên trợ giúp pháp lý) là 0,2 mức lương tối thiểu/01 ngày làm việc của cộng tác viên, tuy nhiên, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định “đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định”.
Trên cơ sở đó, đồng chí Cù Thu Anh đã trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định về chức danh nghề nghiệp của Trợ giúp viên pháp lý; thang bảng lương, chế độ chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý; chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; căn cứ xây dựng và mức bồi dưỡng vụ việc trợ giúp trợ giúp pháp lý cho luật sư là cộng tác viên…
Các đại biểu tham dự hội nghị đã phát biểu, tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Nghị định số 14, Cục TGPL sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp này, chỉnh sửa dự thảo Nghị định số 14 báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho ý kiến và Bộ Tư pháp sẽ trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Vũ Hồng Tuyến