Tọa đàm Đánh giá tình hình 03 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước

04/07/2012
Tọa đàm Đánh giá tình hình 03 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước
Thực hiện Kế hoạch triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2012, ngày 28/6, Cục Bồi thường nhà nước (Cục BTNN) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình tổ chức Tọa đàm đánh giá tình hình 03 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước trên đại bàn tỉnh Quảng Bình và mốt số tỉnh lân cận.

Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; đại diện Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Cục Thi hành án dân sự Sở Tư pháp; đại diện một số Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Bình và một số tỉnh lân cận (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa thiên - Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị), đại diện các tổ chức Hiệp hội, doanh nghiệp; đại diện Báo, Truyền hình tỉnh Quảng Bình.

Tại buổi Tọa đàm các đại biểu đã đánh giá cao việc ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, theo đó, Luật đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp thành một đạo luật cụ thể về quyền cá nhân, tổ chức được nhà nước bồi thường khi bị người thi hành công vụ gây thiệt hại trong quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Luật đã tác động tích cực đến cách ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của các cơ quan công quyền trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đồng thời thông tin về tình hình triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên các nội dung về công tác quản triệt, phố biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; công tác kiện toàn biên chế đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường; công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước, kỹ năng giải quyết bồi thường; lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường, trách nhiệm hoàn trả trong quản lý hành chính tại địa phương …

 

 

Nhìn chung công tác triển khai thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành được thực thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức đã dạng, phong phú, kết quả đạt được đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ

Bên cạnh những điểm tích cực, các đại biểu cũng phản ánh về những khó khăn, vướng mắc, bất từ các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn trong thực tiễn quá trình triển khai, tập trung vào những vấn đề sau: Các địa phương đều rất khó khăn trong việc bố trí biên chế làm công tác bồi thường tại các Sở Tư pháp, phòng Tư pháp, mặc dù đã có Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BTP-BNV giữa Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện về bồi thường nhà nước, đồng thời Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ký công văn số 7093/BTP-BTNN ngày 16/11/2011 gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp bố trí biên chế làm công tác bồi thường nhà nước cho Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp, nhưng hiện nay, chưa có cơ quan Tư pháp nào trong số 6 tỉnh, thành phố tham dự Hội nghị được bố trí biên chế, hoặc đã được Bộ Nội vụ phân bổ biên chế cho Sở nhưng về tỉnh Hội đồng nhân dân không quyết (Quảng Nam). Hiện tại  hầu hết các sở, ban, ngành các địa phương nói trên đều chưa có cán bộ chuyên trách mà phải bố trí cán bộ kiêm nhiệm; Khó khăn trong việc tham mưu lập dự toán kinh phí chi cho công tác giải quyết bồi thường, phục vụ giải quyết bồi thường và kinh phí quản lý nhà nước về công tác bồi thường, do chưa có sự thống nhất nhận thức giữa cơ quan Tư pháp và Tài chính ở địa phương (nhất là cấp huyện); công tác bồi thường là một nhiệm vụ mới, chưa có hướng dẫn, nên các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong tham mưu, thực hiện; Về công tác báo cáo, thống kê: Đề nghị quy định thống nhất thời điểm báo cáo về công tác bồi thường nhà nước cho phù hợp với Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 5/4/2011 hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp.

Tọa đàm cũng đã thảo luận đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả triển khai thi hành Luật TNBTCNN trong thời gian tới.

Cục Bồi thường nhà nước