Cần cấp đủ thuốc điều trị ngay từ sớm cho người nhiễm COVID-19Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, chiều 16/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, ông nhận được nhiều ý kiến phản ánh người nhiễm COVID-19 chưa được phát thuốc điều trị, trong khi Bộ Y tế khẳng định đã cấp đủ thuốc cho các địa phương.Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trước diễn biến lây lan của biến chủng Omicron trên thế giới và một số nước trong khu vực, chúng ta phải trong tâm thế biến chủng này đã xuất hiện ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng nêu lại, từ đầu dịch, khi một nước trong khu vực Đông Nam Á có ca nhiễm biến chủng mới, chúng ta đều xác định, coi như biến chủng mới đã có ở trong nước, tương tự với biến chủng Omicron. Hiện chưa có bằng chứng đủ chắc chắn biến chủng Omiron gây triệu chứng nhẹ hơn biến chủng Delta nhưng đã có bằng chứng lây lan nhanh hơn.
“Biến chủng Delta chỉ lây lan nhanh hơn biến chủng Alpha mấy chục phần trăm, còn biến chủng Omicron lây nhanh hơn biến chủng Delta mấy trăm phần trăm. Vì vậy, chúng ta phải thực sự rất cảnh giác”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về các giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chủ trương, các giải pháp lớn đã được nêu đầy đủ ở nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia và các văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, hiện nay có mấy điểm cần được giải quyết “rốt ráo, đến cùng”.
Thứ nhất, về việc tiêm vaccine, Bộ Y tế đã khẳng định đủ vaccine cho các loại mũi, các nhóm đối tượng được chỉ định tiêm. Vì vậy, thay vì tổ chức tiêm theo tinh thần “ưu tiên cho nhóm người có bệnh nền, người trên 50 tuổi”, chuyển thành “phải phấn đấu tiêm cho tất cả mọi người dân thuộc nhóm tuổi chỉ định tiêm; đặc biệt không để còn người trên 50 tuổi, người có bệnh nền (trừ số ít người thuộc nhóm chống chỉ định) không được tiêm vaccine phòng COVID-19”.
Thứ hai, Bộ Y tế cần có ngay văn bản khẳng định, người xét nghiệm nhanh dương tính với COVID-19 phải được điều trị, cấp mã bệnh nhân ngay, không cần đợi kết quả xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR. Vì có những trường hợp phải đợi mấy ngày mới được xét nghiệm bằng Realtime RT-PCR để được điều trị, trong khi bệnh có thể diễn biến rất nhanh.
Thứ ba, hiện Bộ Y tế đã khẳng định cấp đủ thuốc kháng virus Molnupiravir và Favipiravir cho các địa phương để phát ngay cho tất cả người nhiễm COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính, không đợi tới khi có triệu chứng mới uống.
“Tôi nhận được nhiều ý kiến phản ánh, kể cả của anh em y tế bên dưới và anh em báo chí, thực tế nhiều nơi người bị nhiễm vẫn không được phát thuốc kháng virus và nhiều người phải nhờ vả, thậm chí tìm mọi cách để mua. Như vậy giữa báo cáo của Bộ và phản ánh từ cơ sở có độ vênh”, Phó Thủ tướng cho biết; đồng thời đề nghị Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục cấp phép sản xuất để sớm đưa thuốc kháng virus thành phổ biến, người dân được dễ dàng tiếp cận thuận lợi.
Thứ tư, ngành Y tế cần có phương án điều trị phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt cần chú trong điều trị tại nhà, tại cơ sở; tránh tình trạng dồn lên các bệnh viện dẫn tới các bệnh viện tầng 2 (theo phân tầng của Bộ Y tế) quá tải. Ngoài việc phải đảm bảo đủ thuốc, trong đó có thuốc kháng virus để uống sớm nhất, cần chú ý đảm bảo ôxy y tế.
“Điều quan trọng là phải đảm bảo một cách thực chất là tất cả những người bị nhiễm đều được theo dõi, hỗ trợ y tế kịp thời. Đặc biệt các giải pháp cách ly, điều trị tại nhà phải sao cho để người dân yên tâm, không hốt hoảng, không dấu bệnh”, Phó Thủ tướng nói.Đình Nam
Cần cấp đủ thuốc điều trị ngay từ sớm cho người nhiễm COVID-19
17/12/2021
Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, chiều 16/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, ông nhận được nhiều ý kiến phản ánh người nhiễm COVID-19 chưa được phát thuốc điều trị, trong khi Bộ Y tế khẳng định đã cấp đủ thuốc cho các địa phương.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trước diễn biến lây lan của biến chủng Omicron trên thế giới và một số nước trong khu vực, chúng ta phải trong tâm thế biến chủng này đã xuất hiện ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng nêu lại, từ đầu dịch, khi một nước trong khu vực Đông Nam Á có ca nhiễm biến chủng mới, chúng ta đều xác định, coi như biến chủng mới đã có ở trong nước, tương tự với biến chủng Omicron. Hiện chưa có bằng chứng đủ chắc chắn biến chủng Omiron gây triệu chứng nhẹ hơn biến chủng Delta nhưng đã có bằng chứng lây lan nhanh hơn.
“Biến chủng Delta chỉ lây lan nhanh hơn biến chủng Alpha mấy chục phần trăm, còn biến chủng Omicron lây nhanh hơn biến chủng Delta mấy trăm phần trăm. Vì vậy, chúng ta phải thực sự rất cảnh giác”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về các giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chủ trương, các giải pháp lớn đã được nêu đầy đủ ở nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia và các văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, hiện nay có mấy điểm cần được giải quyết “rốt ráo, đến cùng”.
Thứ nhất, về việc tiêm vaccine, Bộ Y tế đã khẳng định đủ vaccine cho các loại mũi, các nhóm đối tượng được chỉ định tiêm. Vì vậy, thay vì tổ chức tiêm theo tinh thần “ưu tiên cho nhóm người có bệnh nền, người trên 50 tuổi”, chuyển thành “phải phấn đấu tiêm cho tất cả mọi người dân thuộc nhóm tuổi chỉ định tiêm; đặc biệt không để còn người trên 50 tuổi, người có bệnh nền (trừ số ít người thuộc nhóm chống chỉ định) không được tiêm vaccine phòng COVID-19”.
Thứ hai, Bộ Y tế cần có ngay văn bản khẳng định, người xét nghiệm nhanh dương tính với COVID-19 phải được điều trị, cấp mã bệnh nhân ngay, không cần đợi kết quả xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR. Vì có những trường hợp phải đợi mấy ngày mới được xét nghiệm bằng Realtime RT-PCR để được điều trị, trong khi bệnh có thể diễn biến rất nhanh.
Thứ ba, hiện Bộ Y tế đã khẳng định cấp đủ thuốc kháng virus Molnupiravir và Favipiravir cho các địa phương để phát ngay cho tất cả người nhiễm COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính, không đợi tới khi có triệu chứng mới uống.
“Tôi nhận được nhiều ý kiến phản ánh, kể cả của anh em y tế bên dưới và anh em báo chí, thực tế nhiều nơi người bị nhiễm vẫn không được phát thuốc kháng virus và nhiều người phải nhờ vả, thậm chí tìm mọi cách để mua. Như vậy giữa báo cáo của Bộ và phản ánh từ cơ sở có độ vênh”, Phó Thủ tướng cho biết; đồng thời đề nghị Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục cấp phép sản xuất để sớm đưa thuốc kháng virus thành phổ biến, người dân được dễ dàng tiếp cận thuận lợi.
Thứ tư, ngành Y tế cần có phương án điều trị phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt cần chú trong điều trị tại nhà, tại cơ sở; tránh tình trạng dồn lên các bệnh viện dẫn tới các bệnh viện tầng 2 (theo phân tầng của Bộ Y tế) quá tải. Ngoài việc phải đảm bảo đủ thuốc, trong đó có thuốc kháng virus để uống sớm nhất, cần chú ý đảm bảo ôxy y tế.
“Điều quan trọng là phải đảm bảo một cách thực chất là tất cả những người bị nhiễm đều được theo dõi, hỗ trợ y tế kịp thời. Đặc biệt các giải pháp cách ly, điều trị tại nhà phải sao cho để người dân yên tâm, không hốt hoảng, không dấu bệnh”, Phó Thủ tướng nói.
Đình Nam
baochinhphu.vn