Công văn v/v tiếp tục thực hiện Công văn số 60-CV/BCS ngày 06/10/2009 và Công văn số 74-CV/BCSĐ ngày 19/7/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư phápp /pTrong thời gian qua, việc kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan Tư pháp địa phương, đặc biệt là đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ và ngành Tư pháp. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã có Công văn số 60-CV/BCS ngày 06/10/2009 gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việcđề nghị quan tâm kiện toàn, củng cố cơ quan Tư pháp địa phương và Công văn số 74-CV/BCSĐ ngày 19/7/2010 gửi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị quan tâm kiện toàn, củng cố Tư pháp xã, phường, thị trấn theoThông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/05/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.Thực hiện các Công văn của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở Nội vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn, củng cố đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Tổng hợp báo cáo của các Sở Tư pháp cho thấy ở nhiều xã, phường, thị trấn, biên chế đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch đã được bổ sung; công chức Tư pháp - Hộ tịch được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tư pháp, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm trật tự, an toàn cũng như quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp tại cơ sởTuy nhiên, sau kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tháng 5 năm 2011, nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch được điều chuyển, bố trí, sắp xếp thực hiện các công tác khác, nên đội ngũ cán bộ này có những biến động lớn, đòi hỏi phải tiếp tục quan tâm kiện toàn, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, Bộ Tư pháp yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số công việc sau:1. Phối hợp với Sở Nội vụ chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiếp tục quán triệt và thực hiện Công văn số 60-CV/BCS,Công văn số 74-CV/BCSĐ, Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT/BTP-BNV và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC- BLĐTBXH. Phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2011, 40% số Ủy ban nhân dân cấp xã có 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch, 90% số công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ trung cấp luật trở lên như Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2011 đã đề ra.2. Phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát, xây dựng phương án kiện toàn, bổ sung công chức Tư pháp - Hộ tịch sau kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tháng 5 năm 2011, bảo đảm đủ về số lượng và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch được quy định tại Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo đại học và trung cấp luật tuyển dụng học viên tốt nghiệp các cơ sở này để bổ sung cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.3. Trên cơ sở kết quả rà soát đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch theo Đề án Tổng rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BTP ngày 31/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã theo Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Sở Tư pháp có kế hoạch phối hợp với các cơ sở đào tạo luật tổ chức các lớp đào tạo theo vùng, khu vực để chuẩn bị nguồn bổ sung cán bộ, hoặc cử những công chức chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ tham dự các khoá đào tạo trung cấp luật tại các Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Vị Thanh và Thái Nguyên.4. Báo cáo tình hình, kết quả kiện toàn, củng cố Tư pháp xã, phường, thị trấn và gửi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Tổ chức cán bộ, bằng văn bản và gửi bản điện tử vào hòm thưtccb@moj.gov.vn) trước ngày 31/10/2011.
Công văn v/v tiếp tục thực hiện Công văn số 60-CV/BCS ngày 06/10/2009 và Công văn số 74-CV/BCSĐ ngày 19/7/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp
29/08/2011
p /p
Trong thời gian qua, việc kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan Tư pháp địa phương, đặc biệt là đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ và ngành Tư pháp. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã có Công văn số 60-CV/BCS ngày 06/10/2009 gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị quan tâm kiện toàn, củng cố cơ quan Tư pháp địa phương và Công văn số 74-CV/BCSĐ ngày 19/7/2010 gửi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị quan tâm kiện toàn, củng cố Tư pháp xã, phường, thị trấn theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/05/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Thực hiện các Công văn của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở Nội vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn, củng cố đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Tổng hợp báo cáo của các Sở Tư pháp cho thấy ở nhiều xã, phường, thị trấn, biên chế đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch đã được bổ sung; công chức Tư pháp - Hộ tịch được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tư pháp, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm trật tự, an toàn cũng như quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp tại cơ sở.
Tuy nhiên, sau kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tháng 5 năm 2011, nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch được điều chuyển, bố trí, sắp xếp thực hiện các công tác khác, nên đội ngũ cán bộ này có những biến động lớn, đòi hỏi phải tiếp tục quan tâm kiện toàn, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, Bộ Tư pháp yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số công việc sau:
1. Phối hợp với Sở Nội vụ chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiếp tục quán triệt và thực hiện Công văn số 60-CV/BCS, Công văn số 74-CV/BCSĐ, Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT/BTP-BNV và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC- BLĐTBXH. Phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2011, 40% số Ủy ban nhân dân cấp xã có 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch, 90% số công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ trung cấp luật trở lên như Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2011 đã đề ra.
2. Phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát, xây dựng phương án kiện toàn, bổ sung công chức Tư pháp - Hộ tịch sau kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tháng 5 năm 2011, bảo đảm đủ về số lượng và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch được quy định tại Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo đại học và trung cấp luật tuyển dụng học viên tốt nghiệp các cơ sở này để bổ sung cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
3. Trên cơ sở kết quả rà soát đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch theo Đề án Tổng rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BTP ngày 31/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã theo Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Sở Tư pháp có kế hoạch phối hợp với các cơ sở đào tạo luật tổ chức các lớp đào tạo theo vùng, khu vực để chuẩn bị nguồn bổ sung cán bộ, hoặc cử những công chức chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ tham dự các khoá đào tạo trung cấp luật tại các Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Vị Thanh và Thái Nguyên.
4. Báo cáo tình hình, kết quả kiện toàn, củng cố Tư pháp xã, phường, thị trấn và gửi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Tổ chức cán bộ, bằng văn bản và gửi bản điện tử vào hòm thư: tccb@moj.gov.vn) trước ngày 31/10/2011.