Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ phong trào thi đua Bộ, ngành giai đoạn 2021-2025Ngày 11 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2134/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”.Kế hoạch nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, năng lực, nhận thức, tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tư pháp; khơi dậy niềm tự hào về ngành Tư pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tư pháp, tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch phát động phong trào thi đua yêu nước ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025 và các kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyên đề trong giai đoạn 2021 – 2025 của ngành Tư pháp đã phát động gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Từ kết quả thực hiện phong trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, từ đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong các phong trào thi đua góp phần để tạo bước chuyển biến mới trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành Tư pháp.
Nội dung phong trào thi đua bao gồm:
1. Đối với phong trào thi đua yêu nước ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025 “Toàn ngành Tư pháp đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao” ban hành kèm theo Quyết định số 665/QĐ-BTP ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
- Tiếp tục Phát huy vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong việc tham mưu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Tham mưu thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các văn kiện của Đảng liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, Chỉ thị số 43-CT/TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; bảo đảm hệ thống pháp luật Việt Nam đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
- Nghiên cứu xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2025 - 2030, nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các nội dung nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, Quy định số 178-QĐ/TW, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả; góp phần bảo đảm thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết, pháp lệnh nhằm khắc phục triệt để tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, sớm đưa các luật, nghị quyết, pháp lệnh vào cuộc sống.
- Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng triển khai có hiệu quả công tác truyền thông chính sách pháp luật ngay từ quá trình dự thảo, đặc biệt, chú trọng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, hành chính; phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao; hàng năm giảm lượng án chuyển kỳ sau. Bảo đảm 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính được theo dõi thi hành theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, trợ giúp pháp lý. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; nâng cao trách nhiệm, vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
- Chủ động phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp, khiếu kiện trong hoạt động đầu tư quốc tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác với nước ngoài về pháp luật và cải cách tư pháp. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp trên ba bình diện song phương, khu vực và toàn cầu; góp phần phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và đáp ứng yêu cầu phát triển của Bộ, ngành, đất nước trong giai đoạn mới; tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký để có thể đề xuất, điều chỉnh phù hợp, quản lý hiệu quả các trương trình, dự án do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản. Thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ.
- Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất, chuyển đổi số của Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp để bổ sung nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, tư pháp có năng lực, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các Trường Cao đẳng, Trung cấp luật. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học pháp lý, góp phần tích cực vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và các cơ quan tư pháp địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.
2. Đối với các phong trào thi đua theo chuyên đề giai đoạn 2021 - 2025 Toàn ngành Tư pháp tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát động đảm bảo thiết thực, hiệu quả, gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, cụ thể:
- Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 - 2025”.
- Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
- Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2023 - 2025.
- Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung tay Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2023 - 2025.
- Phong trào thi đua “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp” giai đoạn 2022 - 2025.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ phong trào thi đua Bộ, ngành giai đoạn 2021-2025
29/11/2024
Ngày 11 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2134/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”.
Kế hoạch nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, năng lực, nhận thức, tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tư pháp; khơi dậy niềm tự hào về ngành Tư pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tư pháp, tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch phát động phong trào thi đua yêu nước ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025 và các kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyên đề trong giai đoạn 2021 – 2025 của ngành Tư pháp đã phát động gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Từ kết quả thực hiện phong trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, từ đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong các phong trào thi đua góp phần để tạo bước chuyển biến mới trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành Tư pháp.
Nội dung phong trào thi đua bao gồm:
1. Đối với phong trào thi đua yêu nước ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025 “Toàn ngành Tư pháp đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao” ban hành kèm theo Quyết định số 665/QĐ-BTP ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
- Tiếp tục Phát huy vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong việc tham mưu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Tham mưu thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các văn kiện của Đảng liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, Chỉ thị số 43-CT/TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; bảo đảm hệ thống pháp luật Việt Nam đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
- Nghiên cứu xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2025 - 2030, nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các nội dung nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, Quy định số 178-QĐ/TW, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả; góp phần bảo đảm thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết, pháp lệnh nhằm khắc phục triệt để tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, sớm đưa các luật, nghị quyết, pháp lệnh vào cuộc sống.
- Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng triển khai có hiệu quả công tác truyền thông chính sách pháp luật ngay từ quá trình dự thảo, đặc biệt, chú trọng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, hành chính; phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao; hàng năm giảm lượng án chuyển kỳ sau. Bảo đảm 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính được theo dõi thi hành theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, trợ giúp pháp lý. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; nâng cao trách nhiệm, vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
- Chủ động phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp, khiếu kiện trong hoạt động đầu tư quốc tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác với nước ngoài về pháp luật và cải cách tư pháp. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp trên ba bình diện song phương, khu vực và toàn cầu; góp phần phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và đáp ứng yêu cầu phát triển của Bộ, ngành, đất nước trong giai đoạn mới; tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký để có thể đề xuất, điều chỉnh phù hợp, quản lý hiệu quả các trương trình, dự án do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản. Thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ.
- Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất, chuyển đổi số của Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp để bổ sung nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, tư pháp có năng lực, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các Trường Cao đẳng, Trung cấp luật. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học pháp lý, góp phần tích cực vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và các cơ quan tư pháp địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.
2. Đối với các phong trào thi đua theo chuyên đề giai đoạn 2021 - 2025 Toàn ngành Tư pháp tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát động đảm bảo thiết thực, hiệu quả, gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, cụ thể:
- Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 - 2025”.
- Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
- Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2023 - 2025.
- Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung tay Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2023 - 2025.
- Phong trào thi đua “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp” giai đoạn 2022 - 2025.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.