Kế hoạch theo dõi tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2021

19/02/2021
Ngày 26/01/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2021 (ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-BTP). Theo đó, nội dung Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2021 (sau đây gọi chung là Kế hoạch) cụ thể như sau:
Phần I. Theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm Bộ Tư pháp:
1. Các lĩnh vực được xác định theo dõi trọng tâm năm 2021, bao gồm:
1.1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đấu giá tài sản.
1.2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bao gồm:
2.1. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin;
2.2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;
2.3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;
2.4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Về tổ chức thực hiện
3.1. Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt.
b) Xây dựng Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực được giao quản lý nhà nước, gửi Cục QLXLVPHC&TDTHPL trước ngày 10/12/2021 để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3.2. Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lập dự toán kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật gửi Cục Kế hoạch – Tài chính thẩm định, bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước.
3.3. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp tìm kiếm đối tác quốc tế hợp tác, hỗ trợ cho việc triển khai hoạt động được xác định trong kế hoạch này.
3.4. Cục QLXLVPHC&TDTHPL chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp việc thực hiện Kế hoạch này.
Phần II. Kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Phạm vi, đối tượng kiểm tra
1.1.  Phạm vi: Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước.
1.2.  Đối tượng: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số bộ, ngành có liên quan.
2. Nội dung kiểm tra
2.1. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
2.2. Việc bảo đảm các điều kiện về biên chế, kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
2.3. Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
2.4. Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
2.5. Công tác phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
2.6. Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Thời gian, địa điểm kiểm tra
3.1. Thời gian: Quý II-IV năm 2021.
3.2. Địa điểm: kiểm tra tại 04 địa phương.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Cục QLXLVPHC&TDTHPL có trách nhiệm tham mưu Lãnh đạo Bộ thành lập Đoàn kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; văn bản thông báo về việc kiểm tra gửi các bộ, ngành, địa phương là đối tượng kiểm tra; tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo kế hoạch.
4.2. Cục Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
4.3. Các đơn vị thuộc Bộ liên quan, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL thực hiện hoạt động kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo kế hoạch này./.
(Chi tiết tại file đính kèm)./.
Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Bộ Tư pháp