Thông cáo báo chí công tác tư pháp quý III năm 2014 >I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỦ YẾU QUÝ III VÀ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014Trong Quý III năm 2014, Bộ Tư pháp đã triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các mặt công tác, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Sau đây là một số kết quả cụ thể:1.1. Công tác xây dựng VBQPPL, góp ý, thẩm định VBQPPL được triển khai tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo dự thảo VBQPPL. Trong quý III năm 2014, Bộ Tư pháp đã thẩm định 77 dự thảo VBQPPL, góp ý 281 dự thảo văn bản, đề án; việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã có chuyển biến tốt, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết có xu hướng giảm. Trong 9 tháng đầu năm 2014 (tính đến ngày 30/9/2014), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành 103/124 văn bản quy định chi tiết thi hành 41 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực; còn nợ 22 văn bản (17,7%), tỷ lệ nợ văn bản thấp nhất so với cùng kỳ các năm. Để nâng cao chất lượng thẩm định VBQPPL của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1598/QĐ-BTP ngày 08/7/2014 về thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL trong nội bộ của Bộ.Triển khai nhiệm vụ xây dựng luật, pháp lệnh thi hành Hiến pháp, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Hội đồng đã thực thi tốt trách nhiệm của mình trong quá trình tư vấn thẩm định, cho ý kiến đối với các dự án luật quan trọng như dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi)...- Công tác kiểm tra VBQPPL được các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện thường xuyên hơn và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả; bước đầu kết hợp việc kiểm tra văn bản với công tác theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC). Trong 9 tháng đầu năm 2014, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 1.746 VBQPPL, kết quả phát hiện 561 văn bản có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (trong đó có 113 văn bản vi phạm về nội dung; 05 văn bản vi phạm về thẩm quyền, còn lại là các văn bản có sai sót khác)- Công tác rà soát VBQPPL thi hành Hiến pháp, tính đến ngày 08/10/2014, Bộ Tư pháp nhận được báo cáo kết quả rà soát VBQPPL theo Hiến pháp năm 2013 của 22/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 60/63 tỉnh, thành. Qua rà soát 92.140 văn bản, bước đầu, các Bộ, ngành, địa phương đã đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, dừng thi hành hoặc ban hành mới là 292 văn bản.Bộ Tư pháp đã hoàn thành cơ bản việc rà soát VBQPPL về quyền con người với tổng số 171 luật, pháp lệnh có quy định liên quan đến quyền con người; dự kiến số luật, pháp lệnh được đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới là 34 văn bản, trong đó: 15 luật, pháp lệnh được đề xuất sửa đổi, bổ sung; 10 pháp lệnh đề xuất cần thay thế bằng luật; 09 luật đề xuất ban hành mới.1.2.Công tác kiểm soát TTHC chính tiếp tục đạt kết quả khả quan và từng bước vào cuộc sâu hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Trong 9 tháng đầu năm 2014, các Bộ, ngành đã hoàn thành việc đơn giản hóa 115 TTHC, nâng tổng số TTHC đã hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóa lên 4.169 TTHC trên tổng số 4.712 TTHC đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 Nghị quyết chuyên đề (đạt tỷ lệ 88,4%). Hiện nay, còn 592 TTHC chưa hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóaBộ Tư pháp đã phối hợp với Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách TTHC trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh và Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 04/8/2014 phê duyệt Đề án thực hiện liên thông các TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.1.3.Kết quả công tác THADS cơ bản đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Năm 2014, về việc đã thi hành xong 531.095/600.297 việc có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 88,47vượt 0,47% so với chỉ tiêu được Quốc hội giao)tăng 38.120 việc (7,73%) và tăng 1,94 về tỷ lệ so với năm 2013về tiền: đã thi hành xong 38.981 tỷ 505 triệu 442 nghìn đồng50.807 tỷ 978 triệu 403 nghìn đồng có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 76,72so với chỉ tiêuQuốc hội giao, còn thiếu 0,28% tăng 3,55% về tỷ lệ so với năm 2013.Về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại: Đã hoàn thành việc bổ nhiệm 205 Thừa phát lại, trong đó có 117 Thừa phát lại đang hành nghề tại các Văn phòng Thừa phát lại. Tại 13 địa phương thực hiện thí điểm đã thành lập 46 Văn phòng Thừa phát lại.1.4.Về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch: Công tác hộ tịch nhìn chung được thực hiện theo đúng quy định, không để xảy ra sai sót, bức xúc lớn. Một số tỉnh, thành phố (TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre...) đã tổ chức mô hình thí điểm “một cửa liên thông” 03 thủ tục “đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú/ tạm trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế” và liên thông 03 thủ tục “đăng ký khai tử - xoá đăng ký thường trú/tạm trú”, giúp người dân thực hiện các TTHC được nhanh, gọn, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực này.- Về công tác nuôi con nuôi: Trong 9 tháng đầu năm 2014, đã giải quyết 340 trường hợp người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.- Công tác bồi thường nhà nước: Năm 2014, cả nước đã thụ lý, giải quyết tổng số 101 vụ việc (trong đó có 45 vụ việc thụ lý mới), tăng 19 vụ việc so với cùng kỳ năm 2013), đã giải quyết xong 53/101 vụ việc, đạt tỷ lệ 52,4% (cao hơn 7,4% so với cùng kỳ năm 2013) với số tiền Nhà nước phải bồi thường là 8.776.371 nghìn đồng.1.5.Công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp từ Trung ương đến địa phương đã được tăng cường, nhất là hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời nắm bắt tình hình và chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của địa phương, các cá nhân, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các Sở Tư pháp phối hợp tổ chức thành công Đại hội Đoàn luật sư ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.II. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ1. Về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi)Với mục tiêu xây dựng Bộ luật Dân sự thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Chính phủ đãtrình Quốc hội Bộ luật Dân sự sửa đổi do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. Dưới đây là một số nội dung cụ thể:Về trách nhiệm của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền khác trong việc bảo vệ quyền dân sự: Để quyền dân sự được kịp thời tôn trọng, bảo vệ và cụ thể hóa nội dung của các quy định trong Hiến pháp mới liên quan đến tăng cường trách nhiệm của Tòa án, đặc biệt để phát huy vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Dự thảo quy định: Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng mà phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự quy định của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết vụ, việc dân sự.- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu: Dự thảo Bộ luật Dân sự quy định cụ thể hơn về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu có đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, theo hướng: trong trường hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì đối với người thứ ba, thì giao dịch này cần được công nhận, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết rằng tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp, ngoài ý chí của chủ sở hữu. - Về thời hiệu: So với Bộ luật Dân sự hiện hành, dự thảo Bộ luật Dân sự chỉ quy định về thời hiệu hưởng quyền và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự; không quy định thời hiệu khởi kiện. Quy định này nhằm tạo công cụ pháp lý tốt hơn cho người dân trong việc bảo vệ các quyền dân sự của mình và góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Tòa án nhân dân.2. Về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất)Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã tiếp thu, chỉnh lý và trình Quốc hội, sau đây là một số nội dung quan trọng:Về tiếp tục thu gọn hình thức văn bản pháp luật và xác định lại thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của một số chủ thể: Trong quá trình soạn thảo dự án Luật, tuyệt đại đa số ý kiến đều thống nhất là cần đơn giản hóa hệ thống pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật dễ tiếp cận, dễ áp dụng, dễ tuân thủ với chi phí tuân thủ thấp. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật không quy định hình thức nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch. Đối với Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng cần căn cứ quy định của Hiến pháp năm 2013 về phân công thực hiện quyền lực nhà nước, về tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội, hạn chế ủy quyền lập pháp để từ đó xác định văn bản nào là văn bản pháp luật, góp phần tinh giảm hệ thống văn bản pháp luật, từ đó dự thảo Luật không quy định việc ban hành Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước.Về thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của chính quyền cấp huyện và cấp xã, dự thảo Luật quy định hai phương án như sau:Phương án 1: Không quy định thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của chính quyền cấp huyện và cấp xã.Phương án 2: Quy định chính quyền cấp huyện, cấp xã được ban hành văn bản pháp luật để quy định những vấn đề được cấp trên giao và những vấn đề luật quy định thuộc thẩm quyền tự quản, tự chịu trách nhiệm của mình, nhưng phải được chính quyền cấp trên trực tiếp phê duyệt.- Về quy trình xây dựng chính sách trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật:Tuyệt đại đa số ý kiến đều cho rằng, việc tách quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản, trong đó tập trung làm tốt việc phân tích, đề xuất xây dựng, thông qua chính sách là một sự đổi mới cần thiết và là giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật, của cả hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi của chương trình xây dựng pháp luật. Dự thảo Luật quy định tách bạch giữa giai đoạn xây dựng chính sách và giai đoạn soạn thảo văn bản, theo đó, giai đoạn xây dựng chính sách được áp dụng đối với 04 loại văn bản (luật; pháp lệnh; Nghị định; Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh) được thực hiện trước khi soạn thảo.Dự thảo Luật bỏ quy định về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ của Quốc hội, chỉ giữ lại chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm. Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được lập trên cơ sở mức độ chuẩn bị kỹ về chính sách pháp luật trong các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình. Khi xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, Quốc hội cũng đồng thời cho ý kiến về chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. - Về tên gọi của dự án Luật: Theo Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 thì dự án Luật này có tên gọi là “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. Tuy nhiên, qua rà soát các quy định của Hiến pháp năm 2013 cho thấy, Hiến pháp có 38 điều sử dụng cụm từ “pháp luật”, 02 điều quy định về “văn bản pháp luật” và 07 điều quy định về “văn bản” mà không sử dụng cụm từ “văn bản quy phạm pháp luật”. Với phạm vi điều chỉnh như trên, Chính phủ đã đề xuất đổi tên gọi dự án Luật thành Luật Ban hành văn bản pháp luật. 3. Về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADSTrong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Chính phủ đã có Báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có hai vấn đề còn có ý kiến khác nhau:- Về tiếp tục duy trì cơ chế thi hành án theo yêu cầu của người được/người phải thi hành án hay chuyển tất cả thành chủ động thi hành án, nhằm bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, khuyến khích các bên hòa giải trong lĩnh vực dân sự và kinh tế; đẩy mạnh cải cách TTHC (nếu tòa án, cơ quan THADS phải chủ động ra quyết định thi hành án đối với tất cả bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh thêm TTHC trong trường hợp người được thi hành án không muốn thi hành hoặc các bên đã tự thi hành, hòa giải), đồng thời phù hợp với thực tiễn pháp luật của nhiều quốc gia về việc tôn trọng quyền tự nguyện thi hành án của đương sự, Chính phủ đề nghị chỉ nên mở rộng diện chủ động thi hành án đối với các trường hợp người được thi hành án là cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước, đồng thời giữ cơ chế thi hành án theo yêu cầu của người được/người phải thi hành án như dự thảo Luật Chính phủ đã trình Quốc hội- Về cơ quan ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành: Chính phủ đã đề nghị Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành và chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án để tổ chức thi hành. Quy định này sẽ góp phần làm rõ sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, loại bỏ sự "cắt khúc" hiện nay giữa công tác xét xử và công tác THADS; về thực tế nó cũng nhằm bảo đảm gắn vai trò, trách nhiệm của Tòa án đối với bản án, quyết định của mình, góp phần bảo đảm sự đồng bộ với hệ thống pháp luật nước ta về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. 4. Về dự án Luật Hộ tịch Trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật Hộ tịch và ý kiến thảo luận của các vị Đại biểu Quốc hội tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ngày 08/9/2014 về dự thảo Luật Căn cước công dân cho thấy, còn có một nội dung lớn liên quan đến cả dự thảo Luật Hộ tịch và dự thảo Luật Căn cước công dân có ý kiến khác nhau, đó là việc không cấp Giấy khai sinh cho trẻ em (theo dự thảo Luật Hộ tịch), thay vào đó là cấp Thẻ căn cước công dân cho trẻ em (theo dự thảo Luật Căn cước công dân). Về vấn đề này, Chính phủ đã có Công văn số 179/CP-PL và Công văn số 368/CP-PL ngày 08/10/2014 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện quan điểm tiếp tục cấp Giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh là cần thiết, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; việc cấp Thẻ căn cước công dân chỉ nên thực hiện đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên bởi vì:(i) Căn cước công dân là thông tin cơ bản về gốc tích, đặc điểm nhận dạng của công dân để xác định một người cụ thể và phân biệt người này với người khác, nhân dạng là những đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người mà nhờ đó có thể phân biệt người này với người khác. Do đó, việc cấp Thẻ căn cước công dân cho trẻ em từ khi sinh ra đến dưới 14 tuổi là chưa bảo đảm phù hợp với khái niệm "căn cước" trong dự thảo Luật, vì từ khi sinh ra đến dưới 14 tuổi, các đặc điểm nhận dạng của trẻ em chưa ổn định, trong khi đó các đặc điểm “gốc tích” của trẻ em chủ yếu là các thông tin về khai sinh. Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia quản lý dân cư thông qua phương thức cấp Thẻ căn cước công dân cho thấy, tuyệt đại đa số các nước đều cấp Thẻ căn cước công dân cho những người ở độ tuổi từ 14, 15 hoặc 18 trở lên - khi đặc điểm nhân dạng đã khá ổn định, ít thay đổi. (ii) Việc bỏ cấp Giấy khai sinh và thay thế bằng cấp Thẻ căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi sẽ gây khó khăn cho chính công dân Việt Nam khi có những giao dịch cần chứng minh thông tin về khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, trong bối cảnh hầu hết các nước đều cấp Giấy khai sinh để chứng minh thông tin khai sinh - vấn đề đã trở thành thông lệ quốc tế. Với tư cách là thành viên của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam có trách nhiệm đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em để trẻ em thực hiện đầy đủ các quyền của mình do Công ước quy định.(iii) Theo pháp luật Việt Nam, từ đủ 14 tuổi là độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự, do vậy, cấp Thẻ căn cước công dân cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, như cấp Chứng minh nhân dân hiện nay là phù hợp.2. Về việc tổ chức Ngày pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2014 và cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp năm 2013Với chủ đề “Toàn dân tích cực tìm hiểu và nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Ngày Pháp luật năm 2014 tập trung vào việc tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về vị trí, vai trò, nội dung của Hiến pháptrong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội; về các luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông quavề chủ quyền biển đảo, các vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông...Hưởng ứng Ngày pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”trên phạm vi toàn quốc. Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2014 và phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” dự kiến tổ chức vào tuần lễ cao điểm thực hiện Ngày Pháp luật năm 2014 (tuần lễ từ ngày 03 đến ngày 09/11/2014). 3. Một số nội dung cơ bản của Nghị quyết số 43/NQ-CP của Chính phủNghị quyết đã đưa ra các giải pháp cải cách TTHC trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, trong đó tập trung vào 02 nhóm nhiệm vụ liên quan đến quy định và thực hiện TTHC nhằm xây dựng, chuẩn hóa quy trình TTHC trong thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi được phép hoạt động. Đồng thời, cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện gắn với tiết kiệm tối đa chi phí tuân thủ TTHC cho các nhà đầu tư; là định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống VBQPPL về đầu tư đối với dự án có sử dụng đất (liên quan đến việc sửa đổi 03 Luật, 11 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 10 Thông tư).Khi Nghị quyết này được thực thi đầy đủ, số lượng TTHCsẽ được cắt giảmso với trước đây, đối với dự án phải thực hiện quy trình phức tạp nhất sẽ giảm12/33 thủ tục; thời gian thực hiện TTHC sẽ giảm thời gian từ 155 - 865 ngày làm việctheo quy định hiện nay xuống còn khoảng 80385 ngày làm việc, giúp cắt giảm tương ứng từ 75 - 480 ngày làm việc (tương ứng tiết kiệm khoảng hơn 50% thời gian thực hiện TTHC).III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2014 Trong những tháng cuối năm 2014, Bộ Tư pháp tiếp tục tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong năm 2014; một số nhiệm vụ chính như sau:1. Tiếp tục triển khai các hoạt động thi hành Hiến pháp năm 2013; tổ chức hiệu quả Ngày Pháp luật năm 2014 và tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”; tiếp tục tham mưu, giúp Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong quá trình tư vấn thẩm định, cho ý kiến đối với các dự án luật quan trọng. Hoàn thành việc rà soát, lập danh mục các VBQPPL cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013.2. Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án luật, báo cáo phục vụ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII; phối hợp tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật sau khi Quốc hội cho ý kiến; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng, trong đó tham mưu, giúp Chính phủ có giải pháp chuyển đổi hoạt động của phòng công chứng, đảm bảo khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thi hành tốt Luật Quốc tịch, Luật Hôn nhân và gia đình.Phối hợp với các Bộ, ngành phấn đấu bảo đảm đúng tiến độ việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 01/01/2015, không để xảy ra tình trạng nợ đọng văn bản. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.3. Tiếp tục rà soát, cắt giảm TTHC, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, doanh nghiệp như thuế, hải quan, đất đai, xây dựng; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát TTHC ngay từ khâu soạn thảo VBQPPL; tập trung đôn đốc thực hiện bài bản Nghị quyết số 43/NQ-CP của Chính phủ.4. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Xử lý vi phạm hành chính; ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Nghị định về cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân tối cao kịp thời giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính về giáo dục tại xã phường, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.5. Triển khai thực hiện tốt các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác THADS và Thừa phát lại theo Nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8./.