I. NỘI DUNG ÔN THI
1. Kiến thức chung về thi hành án dân sự:
1.1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và đạo đức Chấp hành viên.
1.3. Thủ tục thi hành án dân sự.
1.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.
1.5. Kháng nghị và thực hiện kháng nghị về thi hành án dân sự.
1.6. Bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự.
2. Kỹ năng thi hành án dân sự:
2.1. Thụ lý việc thi hành án.
2.2. Xác minh điều kiện thi hành án.
2.3. Thông báo về thi hành án dân sự.
2.4. Vận động, thuyết phục đương sự và các bên liên quan trong quá trình thi hành án, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thi hành án.
2.5. Chứng kiến thỏa thuận và bảo đảm thời hạn tự nguyện thi hành án.
2.6. Thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án.
2.7. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
2.8. Thanh toán tiền thi hành án.
2.9. Kết thúc việc thi hành án, báo cáo kết quả thi hành án dân sự, kiến nghị các biện pháp giải quyết.
II. CÁC MÔN THI, HÌNH THỨC THI VÀ CÁCH THỨC LÀM BÀI
1. Môn pháp luật về thi hành án dân sự:
1.1. Hình thức thi: Thi trắc nghiệm.
1.2. Thời gian thi: 45 phút.
1.3. Câu hỏi: 25 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu có 4 đáp án, trong đó có 01 đáp án đúng. Thí sinh khoanh tròn vào đáp án đúng, nếu sai thì gạch đi và khoanh lại.
1.4. Thang điểm: 100 điểm/25 câu = 4 điểm/câu.
2. Môn kỹ năng thi hành án dân sự:
2.1. Hình thức thi: Thi viết.
2.2. Thời gian thi: 180 phút.
2.3. Câu hỏi:
- 01 câu hỏi kiến thức chung về thi hành án dân sự.
- 01 câu hỏi kỹ năng thi hành án dân sự.
- 01 Xử lý một tình huống thi hành án dân sự cụ thể.
2.4. Thang điểm: 100 điểm, trong đó mỗi câu 30 điểm, 10 điểm trình bày và phân tích sâu sắc.
II. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản pháp luật:
1.1. Văn bản pháp luật chuyên ngành về thi hành án dân sự:
- Luật Thi hành dân sự năm 2008.
- Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.
- Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.
- Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BTP-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án.
- Thông tư liên tịch số 10/2010/TLT-BTP-BTC-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/5/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản nộp ngân sách nhà nước.
- Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dân kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
- Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.
- Thông tư số liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/09/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.
- Thông tư số 10/2010/TT-BNV ngày 28/10/2010 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chấp hành viên và thư ký thi hành án dân sự.
1.2. Các văn bản pháp luật liên quan:
- Bộ luật dân sự.
- Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Các văn pháp luật khác có liên quan đến thi hành án dân sự.
2. Tài liệu khác:
- Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự giảng dạy tại Học viện Tư pháp.
- Văn kiện khác của Đảng và Nhà nước liên quan đến thi hành án dân sự.