Tìm hiểu về chức năng xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại 04/07/2014

Theo Luật thi hành án dân sự năm 2008, để bản án, quyết định được thi hành, người phải thi hành án phải có điều kiện thi hành án, tức là người phải thi hành án phải có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản, tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về thủ tục thi hành án dân sự: “Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.

Những văn phòng Thừa phát lại đầu tiên 05/06/2014

Từ năm 2010, những Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong sự chờ đợi, kỳ vọng xen lẫn sự e ngại, dè chừng của cả các cơ quan chức năng lẫn người dân. Vượt lên mọi khó khăn, 5 Văn phòng Thừa phát lại được đặt ở quận 1, quận 5, quận 8, quận Bình Thạnh và quận Tân Bình đã trở thành những người đi tiên phong, đặt những viên gạch đầu tiên cho việc thí điểm chế định Thừa phát lại ở nước ta.

Tìm hiểu chức năng lập vi bằng của thừa phát lại hiện nay 21/05/2014

Lập vi bằng là một trong những chức năng quan trọng của Thừa phát lại hiện nay. Để tìm hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ này cũng như phương thức thực hiện công việc của Thừa phát lại, chúng tôi sẽ đi vào phân tích một số nội dung cơ bản của vấn đề, cụ thể:

Tìm hiểu việc thực hiện chức năng tống đạt của thừa phát lại hiện nay 06/05/2014

Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại được phép thực hiện việc tống đạt một số loại văn bản, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự. Để tìm hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ này cũng như phương thức thực hiện công việc của Thừa phát lại, chúng tôi sẽ đi vào phân tích một số nội dung cơ bản của vấn đề, cụ thể:

Mối quan hệ giữa thừa phát lại với một số chức danh trong các cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật 21/04/2014

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chức danh nghề nghiệp trong các cơ quan nói chung và các cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng. Việc tìm hiểu các mối quan hệ này có ý nghĩa trong việc xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại, qua đó nâng cao hiệu quả công tác phối kết hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Thừa phát lại.

Tìm hiểu thêm một số vấn đề cơ bản về văn phòng thừa phát lại ở nước ta hiện nay 14/04/2014

Theo quy định tại điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì: "Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại".

Bàn thêm về các công việc Thừa phát lại được làm khi thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh 12/02/2014

Thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngành tư pháp đã tiến hành nghiên cứu đề xuất để Chính phủ cho chủ trương về việc thành lập tổ chức thừa phát lại, triển khai áp dụng trong thực tế đời sống xã hội. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tư pháp, ngày 24 tháng 7 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.