Xử lý hành chính đối với người hoạt động mại dâm là phạt cho tồn tại?!Nạn mại dâm và nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, nhất là HIV sẽ bùng phát, gia tăng đột biến là nỗi lo của xã hội khi tất cả số người hoạt động mại dâm đang bị quản lý tại các Trung tâm được “tự do”…Cải tạo không xong, trả cho xã hộiKể từ ngày 2/7 - ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính được công bố, quy định "không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người có hành vi bán dâm bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật” trong Nghị quyết 24/NQ-QH13 được thực hiện. Quy định này được tán dương là “công bằng, bảo vệ quyền của phụ nữ” song cũng bị chỉ trích không thương tiếc vì đặt xã hội vào những nỗi lo… không có điểm dừng về bệnh tật, thậm chí là thuần phong mỹ tục khi có người coi đó là “mở đường cho việc chấp nhận “nghề” mại dâm”.Bởi không phải ai cũng dễ dàng đồng thuận với quan điểm coi người bán dâm hiện là nạn nhân khi con đường đi đến “nghề” mại dâm giờ không chỉ là do bị lừa gạt, vì hoàn cảnh kinh tế hay bồng bột, mà rất nhiều người hoạt động mại dâm để “được nhàn nhã”. Vì thế, để ngăn chặn sự phát triển của nghề lệch lạc với chuẩn mực đạo đức xã hội này, trước khi có Luật XLVPHC, người hoạt động mại dâm sẽ bị đưa vào các Trung tâm chữa bệnh, giáo dục xã hội hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để “phục hồi nhân phẩm” và cũng là một biện pháp răn đe xã hội. Tuy nhiên, các biện pháp này không thực sự phát huy hiệu quả và còn bị coi là “quá nặng nề” đối với những người hoạt động mại dâm trong khi người mua dâm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Từ thực tế, không có “cầu” thì không “cung” nên chỉ xử lý người hoạt động mại dâm không phải là “liều thuốc” đặc hiệu để cuộc chiến chống mại dâm đạt kết quả. Hơn nữa, việc giáo dục tại các Trung tâm không thực sự có tác động đến nhiều người hoạt động mại dâm bởi tình trạng “có người ra vào Trung tâm vài lần” nghĩa là sau khi được ra lại tiếp tục hành nghề là không ít. Nên sau nhiều cân nhắc, các biện pháp xử lý “đặc biệt” đối với người hoạt động mại dâm đã được bãi bỏ. Giờ cả người “bán” và “mua” dâm đều chỉ xử lý hành chính như nhau.Nhân đạo với người này nhưng đe dọa cho người khácPhó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tà Hine (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) Touneh Drong Minh Thắm băn khoăn khi người bán dâm đã được coi là nạn nhân, cần được giáo dục đặc biệt về nhân cách, học nghề, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, nhằm tạo cơ hội tốt nhất để họ trở thành người lương thiện, hội nhập với cộng đồng. Nhưng không bắt buộc đưa người hoạt động mại dâm vào các Trung tâm thì làm sao để giáo dục, chữa bệnh cho họ?Cơ bản không người bán dâm nào tự nguyện đi giáo dục hay chữa bệnh, nếu không phải bệnh quá nặng. Nguy hiểm hơn là một số người hoạt động mại dâm có HIV/AIDS lại có ý nghĩ tiêu cực kiểu “đời em còn gì nữa đâu” hay “trả thù đời” nên không cả chữa trị hay phòng chống lây nhiễm cho người khác. “Như vậy có đảm bảo trong tương lai người nhiễm HIV sẽ giảm. Tôi e rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống HIV của nước ta” – bà Touneh Drong Minh Thắm lo ngại. Cùng mối lo đó, Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (TP.Đà Nẵng) Thân Đức Nam cũng thấy phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để tránh tệ nạn mại dâm bùng phát, ảnh hưởng xấu đến những mặt đời sống của xã hội, đặc biệt phòng ngừa đối với những người bán dâm mắc bệnh lây truyền để lây lan dịch bệnh ra ngoài xã hội.Nhưng với Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Ngô Văn Minh, qui định phạt hành chính đối với người hoạt động mại dâm có thể dẫn đến việc “phạt cho tồn tại” vì “phạt rồi thả ra, thả ra là tiếp tục vi phạm” thì không có tác dụng gì trong việc xử lý và trái với mong muốn và quyết tâm của Nhà nước và nhân dân, nhất là không tương xứng với nỗ lực của các lực lượng đang ngày đêm đấu tranh với sự hoành hành của nạn mại dâm. Vì thế, ông Minh cho rằng, không đưa người hoạt động mại dâm vào cơ sở chữa bệnh thì cũng nên lập ra một trung tâm giáo dục lao động hướng nghiệp, tạo điều kiện cho họ vào đấy 6 tháng, 1 năm, đào tạo nghề để giúp họ có điều kiện hoàn lương, chứ thả ra không có nghề nghiệp, họ sẽ phải tiếp tục hành nghề.Để hoạt động mại dâm không có điều kiện phát triển,Phó Giám đốc CA TP.Hà Nội Đỗ Kim Tuyến đề nghị ngoài xử lý thật nghiêm người bán dâm, còn phải xử lý thật nghiêm hành vi tổ chức môi giới mại dâm. Mặc dù Bộ luật Hình sự đã được nâng khung hình phạt đối với hành vi tổ chức, môi giới mại dâm nhưng việc giải quyết hiện nay còn đang rất phức tạp…Việc chỉ xử phạt hành chính đối với hành vi bán dâm không phải là giải pháp để phòng chống mại dâm và xã hội sẽ vẫn phải lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của nạn mại dâm. Vì thế, giải pháp hữu hiệu nhất là bản thân mỗi người phải có nhận thức và nỗ lực cao hơn về phòng chống mại dâm mới mong kiềm chế được hoạt động này trong thực tiễn.Hải NhậtTheo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH), tổng số người bán dâm trên cả nước vào khoảng 30.000 người nhưng số có hồ sơ quản lý chưa tới một nửa. Hiện có 860 người bán dâm đang được chữa trị, giáo dục tại các trung tâm và gần 600 người ở cộng đồng. Tình hình tệ nạn mại dâm được đánh giá vẫn diễn biến phức tạp, ở hầu hết các tỉnh, thành, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở các thành phố lớn như TP.HCM, TP.Hà Nội, TP.Hải Phòng, TP.Cần Thơ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu..., ngày càng tinh vi, quy mô lớn, tập trung ở cả các tụ điểm mại dâm công cộng và trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp thị... Độ tuổi của người bán dâm trẻ hóa, có sự tham gia của cả học sinh, sinh viên. Và đây là một trong những nguyên nhân chính lây truyền HIV/AIDS.Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội: “Có thể thí điểm lập khu “đèn đỏ” để quản lý mại dâm”- Dư luận đang lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực khi người hoạt động mại dâm không còn bị bắt buộc vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh. Theo bà, lo ngại đó có cần thiết không?So với số người bán dâm thực tế thì số được đưa vào các Trung tâm chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hàng năm ở Hà Nội, triệt phá các tụ điểm mại dâm phát hiện đến 2.000 người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người thôi. Còn lại, phạt hành chính xong rồi thả. Nên số người bán dâm nếu thả hết ra ngoài, đưa trở về xã hội, thì lượng người bán dâm cũng chẳng tăng lên đáng kể. Có thể nói, việc này không có gì xáo trộn cả. Vấn đề quan trọng là làm sao mình tuyên truyền để người bán dâm nhận thức rằng, việc họ không bị bắt buộc đưa đi giáo dục nữa không đồng nghĩa với việc bán dâm được công nhận là một nghề và được phép hoạt động mại dâm.- Theo bà, việc đưa người bán dâm trở lại cộng đồng có khó khăn gì?+ Trên thực tế thì những em có gia đình và gia đình sẵn sàng đón về thì thuận lợi, nhưng cũng không ít trong số các em ở trung tâm là người không nơi nương tựa, không có nơi để trở về. Không ít người bán dâm khi vào Trung tâm cho biết họ mong muốn được công an bắt để có thể thoát ra khỏi sự bảo kê, chủ chứa. Nghĩa là, nhiều người đã không muốn hành nghề này nữa, nhưng không có nơi để trở về. Khảo sát tại Trung tâm GDLĐXH số 2, đa số chị em có mong muốn được gia đình đón nhận. Nhìn chung, người bán dâm có trình độ nhận thức vô cùng thấp, chỉ học hết cấp 1, cấp 2 thôi, nên nói đào tạo nghề cho họ thì hơi “cao sang”, mà chỉ mang tính chất là truyền nghề, cầm tay chỉ việc. Khi họ ở trong Trung tâm, không mất tiền nhà ở, thì chỉ cần thu nhập tầm 1 triệu, hay 1,5 triệu là đủ sống. Giờ về cộng đồng, họ cần được gia đình, cộng đồng đón nhận và có một nghề để tự nuôi sống bản thân, không phải quay lại hoạt động mại dâm.- Nhiều người cho rằng để hạn chế nạn mại dâm, phải xử phạt nguồn “cầu” chứ không phải phạt nguồn “cung”?Đừng nên hiểu như vậy. Phải thừa nhận rằng đã là nhu cầu thì đừng bao giờ hạn chế, vì không thể hạn chế triệt để được, kể cả với cả nam và nữ. Cái gì không thể làm được thì không nên cố làm. Trong việc này, chỉ nên làm sao để ngăn chặn được bệnh tật lây truyền, xử lý nghiêm với đối tượng bảo kê và chủ chứa...- Vậy theo bà, Việt Nam có nên lập khu “đèn đỏ”?Nếu nói Việt Nam nên lập khu đèn đỏ, thì chắc chắn 80% phụ nữ sẽ phản đối, và phần lớn nam giới sẽ đồng tình. Tôi đã sang thăm khu đèn đỏ ở Thái Lan. Người ta có khu đèn đỏ, và khu chữa bệnh cho người bán dâm với số lượng gần 700 phụ nữ. Những người này định kỳ phải đi khám, có bệnh phải chữa khỏi mới được cấp phép hành nghề tiếp. Còn ở Việt Nam, vì phong tục tập quán và nhận thức của mình còn nhiều vấn đề, nhưng cũng nên thí điểm, có thể là tại các khu du lịch. Nhờ đó có thể quản lý được những người hành nghề và kịp thời chữa bệnh hay xử lý nếu họ cố tình lây bệnh cho người khác. Do đó, sẽ hạn chế được bệnh tật lây lan./.
Xử lý hành chính đối với người hoạt động mại dâm là phạt cho tồn tại?!
17/12/2012
Nạn mại dâm và nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, nhất là HIV sẽ bùng phát, gia tăng đột biến là nỗi lo của xã hội khi tất cả số người hoạt động mại dâm đang bị quản lý tại các Trung tâm được “tự do”…
Cải tạo không xong, trả cho xã hội
Kể từ ngày 2/7 - ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính được công bố, quy định "không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người có hành vi bán dâm bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật” trong Nghị quyết 24/NQ-QH13 được thực hiện. Quy định này được tán dương là “công bằng, bảo vệ quyền của phụ nữ” song cũng bị chỉ trích không thương tiếc vì đặt xã hội vào những nỗi lo… không có điểm dừng về bệnh tật, thậm chí là thuần phong mỹ tục khi có người coi đó là “mở đường cho việc chấp nhận “nghề” mại dâm”.
Bởi không phải ai cũng dễ dàng đồng thuận với quan điểm coi người bán dâm hiện là nạn nhân khi con đường đi đến “nghề” mại dâm giờ không chỉ là do bị lừa gạt, vì hoàn cảnh kinh tế hay bồng bột, mà rất nhiều người hoạt động mại dâm để “được nhàn nhã”. Vì thế, để ngăn chặn sự phát triển của nghề lệch lạc với chuẩn mực đạo đức xã hội này, trước khi có Luật XLVPHC, người hoạt động mại dâm sẽ bị đưa vào các Trung tâm chữa bệnh, giáo dục xã hội hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để “phục hồi nhân phẩm” và cũng là một biện pháp răn đe xã hội.
Tuy nhiên, các biện pháp này không thực sự phát huy hiệu quả và còn bị coi là “quá nặng nề” đối với những người hoạt động mại dâm trong khi người mua dâm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Từ thực tế, không có “cầu” thì không “cung” nên chỉ xử lý người hoạt động mại dâm không phải là “liều thuốc” đặc hiệu để cuộc chiến chống mại dâm đạt kết quả. Hơn nữa, việc giáo dục tại các Trung tâm không thực sự có tác động đến nhiều người hoạt động mại dâm bởi tình trạng “có người ra vào Trung tâm vài lần” nghĩa là sau khi được ra lại tiếp tục hành nghề là không ít. Nên sau nhiều cân nhắc, các biện pháp xử lý “đặc biệt” đối với người hoạt động mại dâm đã được bãi bỏ. Giờ cả người “bán” và “mua” dâm đều chỉ xử lý hành chính như nhau.
Nhân đạo với người này nhưng đe dọa cho người khác
Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tà Hine (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) Touneh Drong Minh Thắm băn khoăn khi người bán dâm đã được coi là nạn nhân, cần được giáo dục đặc biệt về nhân cách, học nghề, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, nhằm tạo cơ hội tốt nhất để họ trở thành người lương thiện, hội nhập với cộng đồng. Nhưng không bắt buộc đưa người hoạt động mại dâm vào các Trung tâm thì làm sao để giáo dục, chữa bệnh cho họ?
Cơ bản không người bán dâm nào tự nguyện đi giáo dục hay chữa bệnh, nếu không phải bệnh quá nặng. Nguy hiểm hơn là một số người hoạt động mại dâm có HIV/AIDS lại có ý nghĩ tiêu cực kiểu “đời em còn gì nữa đâu” hay “trả thù đời” nên không cả chữa trị hay phòng chống lây nhiễm cho người khác. “Như vậy có đảm bảo trong tương lai người nhiễm HIV sẽ giảm. Tôi e rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống HIV của nước ta” – bà Touneh Drong Minh Thắm lo ngại. Cùng mối lo đó, Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (TP.Đà Nẵng) Thân Đức Nam cũng thấy phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để tránh tệ nạn mại dâm bùng phát, ảnh hưởng xấu đến những mặt đời sống của xã hội, đặc biệt phòng ngừa đối với những người bán dâm mắc bệnh lây truyền để lây lan dịch bệnh ra ngoài xã hội.
Nhưng với Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Ngô Văn Minh, qui định phạt hành chính đối với người hoạt động mại dâm có thể dẫn đến việc “phạt cho tồn tại” vì “phạt rồi thả ra, thả ra là tiếp tục vi phạm” thì không có tác dụng gì trong việc xử lý và trái với mong muốn và quyết tâm của Nhà nước và nhân dân, nhất là không tương xứng với nỗ lực của các lực lượng đang ngày đêm đấu tranh với sự hoành hành của nạn mại dâm. Vì thế, ông Minh cho rằng, không đưa người hoạt động mại dâm vào cơ sở chữa bệnh thì cũng nên lập ra một trung tâm giáo dục lao động hướng nghiệp, tạo điều kiện cho họ vào đấy 6 tháng, 1 năm, đào tạo nghề để giúp họ có điều kiện hoàn lương, chứ thả ra không có nghề nghiệp, họ sẽ phải tiếp tục hành nghề.
Để hoạt động mại dâm không có điều kiện phát triển, Phó Giám đốc CA TP.Hà Nội Đỗ Kim Tuyến đề nghị ngoài xử lý thật nghiêm người bán dâm, còn phải xử lý thật nghiêm hành vi tổ chức môi giới mại dâm. Mặc dù Bộ luật Hình sự đã được nâng khung hình phạt đối với hành vi tổ chức, môi giới mại dâm nhưng việc giải quyết hiện nay còn đang rất phức tạp…
Việc chỉ xử phạt hành chính đối với hành vi bán dâm không phải là giải pháp để phòng chống mại dâm và xã hội sẽ vẫn phải lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của nạn mại dâm. Vì thế, giải pháp hữu hiệu nhất là bản thân mỗi người phải có nhận thức và nỗ lực cao hơn về phòng chống mại dâm mới mong kiềm chế được hoạt động này trong thực tiễn.
Hải Nhật
Theo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH), tổng số người bán dâm trên cả nước vào khoảng 30.000 người nhưng số có hồ sơ quản lý chưa tới một nửa. Hiện có 860 người bán dâm đang được chữa trị, giáo dục tại các trung tâm và gần 600 người ở cộng đồng. Tình hình tệ nạn mại dâm được đánh giá vẫn diễn biến phức tạp, ở hầu hết các tỉnh, thành, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở các thành phố lớn như TP.HCM, TP.Hà Nội, TP.Hải Phòng, TP.Cần Thơ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu..., ngày càng tinh vi, quy mô lớn, tập trung ở cả các tụ điểm mại dâm công cộng và trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp thị... Độ tuổi của người bán dâm trẻ hóa, có sự tham gia của cả học sinh, sinh viên. Và đây là một trong những nguyên nhân chính lây truyền HIV/AIDS. |
Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội: “Có thể thí điểm lập khu “đèn đỏ” để quản lý mại dâm” - Dư luận đang lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực khi người hoạt động mại dâm không còn bị bắt buộc vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh. Theo bà, lo ngại đó có cần thiết không? So với số người bán dâm thực tế thì số được đưa vào các Trung tâm chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hàng năm ở Hà Nội, triệt phá các tụ điểm mại dâm phát hiện đến 2.000 người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người thôi. Còn lại, phạt hành chính xong rồi thả. Nên số người bán dâm nếu thả hết ra ngoài, đưa trở về xã hội, thì lượng người bán dâm cũng chẳng tăng lên đáng kể. Có thể nói, việc này không có gì xáo trộn cả. Vấn đề quan trọng là làm sao mình tuyên truyền để người bán dâm nhận thức rằng, việc họ không bị bắt buộc đưa đi giáo dục nữa không đồng nghĩa với việc bán dâm được công nhận là một nghề và được phép hoạt động mại dâm. - Theo bà, việc đưa người bán dâm trở lại cộng đồng có khó khăn gì? + Trên thực tế thì những em có gia đình và gia đình sẵn sàng đón về thì thuận lợi, nhưng cũng không ít trong số các em ở trung tâm là người không nơi nương tựa, không có nơi để trở về. Không ít người bán dâm khi vào Trung tâm cho biết họ mong muốn được công an bắt để có thể thoát ra khỏi sự bảo kê, chủ chứa. Nghĩa là, nhiều người đã không muốn hành nghề này nữa, nhưng không có nơi để trở về. Khảo sát tại Trung tâm GDLĐXH số 2, đa số chị em có mong muốn được gia đình đón nhận. Nhìn chung, người bán dâm có trình độ nhận thức vô cùng thấp, chỉ học hết cấp 1, cấp 2 thôi, nên nói đào tạo nghề cho họ thì hơi “cao sang”, mà chỉ mang tính chất là truyền nghề, cầm tay chỉ việc. Khi họ ở trong Trung tâm, không mất tiền nhà ở, thì chỉ cần thu nhập tầm 1 triệu, hay 1,5 triệu là đủ sống. Giờ về cộng đồng, họ cần được gia đình, cộng đồng đón nhận và có một nghề để tự nuôi sống bản thân, không phải quay lại hoạt động mại dâm. - Nhiều người cho rằng để hạn chế nạn mại dâm, phải xử phạt nguồn “cầu” chứ không phải phạt nguồn “cung”? Đừng nên hiểu như vậy. Phải thừa nhận rằng đã là nhu cầu thì đừng bao giờ hạn chế, vì không thể hạn chế triệt để được, kể cả với cả nam và nữ. Cái gì không thể làm được thì không nên cố làm. Trong việc này, chỉ nên làm sao để ngăn chặn được bệnh tật lây truyền, xử lý nghiêm với đối tượng bảo kê và chủ chứa... - Vậy theo bà, Việt Nam có nên lập khu “đèn đỏ”? Nếu nói Việt Nam nên lập khu đèn đỏ, thì chắc chắn 80% phụ nữ sẽ phản đối, và phần lớn nam giới sẽ đồng tình. Tôi đã sang thăm khu đèn đỏ ở Thái Lan. Người ta có khu đèn đỏ, và khu chữa bệnh cho người bán dâm với số lượng gần 700 phụ nữ. Những người này định kỳ phải đi khám, có bệnh phải chữa khỏi mới được cấp phép hành nghề tiếp. Còn ở Việt Nam, vì phong tục tập quán và nhận thức của mình còn nhiều vấn đề, nhưng cũng nên thí điểm, có thể là tại các khu du lịch. Nhờ đó có thể quản lý được những người hành nghề và kịp thời chữa bệnh hay xử lý nếu họ cố tình lây bệnh cho người khác. Do đó, sẽ hạn chế được bệnh tật lây lan./. |