Thông cáo báo chí Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 61. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 (Hội nghị) được tổ chức tại Viêng-chăn, Lào vào ngày 19 tháng 12 năm 2024 dưới sự đồng chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và đồng chí Phây-vy Xi-bua-lị-pha, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào.
Tham gia Hội nghị có Lãnh đạo một số đơn vị của hai Bộ Tư pháp, Lãnh đạo các Sở Tư pháp và Cơ quan thi hành án dân sự các tỉnh có chung đường biên giới Việt-Lào và các cặp Sở Tư pháp, Cơ quan thi hành dân sự đã ký kết các Thỏa thuận và Chương trình hợp tác, trong đó phía Việt Nam có 50 đại biểu và phía Lào có 40 đại biểu. Đặc biệt, Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Lào.
2. Hội nghị đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào, các Sở Tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự hai nước đã vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành các công việc đã được thống nhất tại Kết luận của Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5, tổ chức tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam vào tháng 8/2022 với nhiều kết quả nổi bật như: (i) Hoàn thành Dự án ODA hỗ trợ Học viện Tư pháp Quốc gia Lào; (ii) Giải quyết cơ bản xong các trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước theo đúng Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước; (iii) Hoàn thành đàm phán, ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào vào tháng 01/2023 và đưa Hiệp định đi vào thực hiện kể từ tháng 01/2024.
3. Về định hướng hợp tác giữa hai Bên trong thời gian tới:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sỉ-su-lít, đồng chí Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Sonexay Si-phăn-đon tại các cuộc tiếp kiến vào sáng ngày 19/12/2024, định hướng tăng cường hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào cũng được hai Bộ trưởng thống nhất tại cuộc Hội đàm chiều ngày 18/12/2024 và trên cơ sở ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Hội nghị thống nhất tập trung thúc đẩy và làm tốt các nội dung sau đây:
- Thứ nhất, hai Bộ Tư pháp tăng cường chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực trong công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật. Hai Bộ Tư pháp sẽ phối hợp cùng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và báo cáo cấp có thẩm quyền Dự án ODA mới hỗ trợ Bộ Tư pháp Lào nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ và năng lực quản lý của Bộ Tư pháp Lào thông qua chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư pháp;
- Thứ hai, hai Bộ Tư pháp sớm ký và thực hiện hiệu quả Chương trình hợp tác năm 2025 làm cơ sở để thống nhất và ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp giai đoạn 2026-2030 thay thế Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ giai đoạn 2021-2025;
- Thứ ba, hai Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp tại các địa phương có chung đường biên giới tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân để tuân thủ pháp luật giảm tối đa tình trạng di dân tự do, kết hôn không giá thú, góp phần gìn giữ biên giới hai nước hòa bình, ổn định, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho người dân ở khu vực biên giới hai nước;
- Thứ tư, các cơ quan thi hành án dân sự tại các tỉnh có chung đường biên giới tăng cường trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự tại địa phương;
- Thứ năm, các đơn vị thuộc hai Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự của các tỉnh có chung đường biên giới, cũng như các tỉnh có quan hệ kết nghĩa cần căn cứ vào điều kiện thực tế của mình chủ động, tích cực và sáng tạo trong thực hiện kết luận của Hội nghị đảm bảo khả thi, hiệu quả và đúng quy định.
4 Hai Bên nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 7 tại Việt Nam vào thời gian thích hợp trong năm 2026.
Trên đây là Thông cáo báo chí Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào mở rộng lần thứ 5, Bộ Tư pháp xin thông báo./.
Thông cáo báo chí Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6
19/12/2024
1. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 (Hội nghị) được tổ chức tại Viêng-chăn, Lào vào ngày 19 tháng 12 năm 2024 dưới sự đồng chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và đồng chí Phây-vy Xi-bua-lị-pha, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào.
Tham gia Hội nghị có Lãnh đạo một số đơn vị của hai Bộ Tư pháp, Lãnh đạo các Sở Tư pháp và Cơ quan thi hành án dân sự các tỉnh có chung đường biên giới Việt-Lào và các cặp Sở Tư pháp, Cơ quan thi hành dân sự đã ký kết các Thỏa thuận và Chương trình hợp tác, trong đó phía Việt Nam có 50 đại biểu và phía Lào có 40 đại biểu. Đặc biệt, Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Lào.
2. Hội nghị đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào, các Sở Tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự hai nước đã vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành các công việc đã được thống nhất tại Kết luận của Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5, tổ chức tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam vào tháng 8/2022 với nhiều kết quả nổi bật như: (i) Hoàn thành Dự án ODA hỗ trợ Học viện Tư pháp Quốc gia Lào; (ii) Giải quyết cơ bản xong các trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước theo đúng Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước; (iii) Hoàn thành đàm phán, ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào vào tháng 01/2023 và đưa Hiệp định đi vào thực hiện kể từ tháng 01/2024.
3. Về định hướng hợp tác giữa hai Bên trong thời gian tới:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sỉ-su-lít, đồng chí Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Sonexay Si-phăn-đon tại các cuộc tiếp kiến vào sáng ngày 19/12/2024, định hướng tăng cường hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào cũng được hai Bộ trưởng thống nhất tại cuộc Hội đàm chiều ngày 18/12/2024 và trên cơ sở ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Hội nghị thống nhất tập trung thúc đẩy và làm tốt các nội dung sau đây:
- Thứ nhất, hai Bộ Tư pháp tăng cường chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực trong công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật. Hai Bộ Tư pháp sẽ phối hợp cùng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và báo cáo cấp có thẩm quyền Dự án ODA mới hỗ trợ Bộ Tư pháp Lào nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ và năng lực quản lý của Bộ Tư pháp Lào thông qua chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư pháp;
- Thứ hai, hai Bộ Tư pháp sớm ký và thực hiện hiệu quả Chương trình hợp tác năm 2025 làm cơ sở để thống nhất và ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp giai đoạn 2026-2030 thay thế Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ giai đoạn 2021-2025;
- Thứ ba, hai Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp tại các địa phương có chung đường biên giới tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân để tuân thủ pháp luật giảm tối đa tình trạng di dân tự do, kết hôn không giá thú, góp phần gìn giữ biên giới hai nước hòa bình, ổn định, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho người dân ở khu vực biên giới hai nước;
- Thứ tư, các cơ quan thi hành án dân sự tại các tỉnh có chung đường biên giới tăng cường trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự tại địa phương;
- Thứ năm, các đơn vị thuộc hai Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự của các tỉnh có chung đường biên giới, cũng như các tỉnh có quan hệ kết nghĩa cần căn cứ vào điều kiện thực tế của mình chủ động, tích cực và sáng tạo trong thực hiện kết luận của Hội nghị đảm bảo khả thi, hiệu quả và đúng quy định.
4. Hai Bên nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 7 tại Việt Nam vào thời gian thích hợp trong năm 2026.
Trên đây là Thông cáo báo chí Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào mở rộng lần thứ 5, Bộ Tư pháp xin thông báo./.