Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Cổng thông tin điện tử
Trang chủ
Đăng nhập
TIN HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ BỘ NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 585
VĂN BẢN
GIỚI THIỆU VĂN BẢN CHÍNH SÁCH
ĐIỀU ƯỚC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT KINH DOANH
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
DIỄN ĐÀN
Giám sát ngân hàng để phát hiện, cảnh báo các rủi ro, quy định mới về tạm nhập, tái xuất hàng hóa và sửa quy định về xóa nợ tiền thuế
1. Giám sát ngân hàng để phát hiện, cảnh báo các rủi ro
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đo, giám sát ngân hàng phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro; kết hợp giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô.
Nội dung giám sát ngân hàng gồm: Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; xem xét, theo dõi tình hình chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng của đối tượng giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thực hiện xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các tổ chức tín dụng; kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2017.
2. Quy định mới về tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Từ ngày 11/09/2017, hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Thông tư 11/2017/TT-BCT do Bộ Công Thương mới ban hành.
Thông tư quy định rõ về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Theo đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn.
Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn để tránh ùn tắc tại cảng, cửa khẩu và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/09/2017.
3. Sửa quy định về xóa nợ tiền thuế
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 79/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, trong quy định về thủ tục, hồ sơ xóa nợ tiền thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Thông tư 79 quy định doanh nghiệp xuất trình 3 loại giấy tờ thay vì 2 loại như trước đây.
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 156, hồ sơ xóa nợ thuế của doanh nghiệp tuyên bố phá sản chỉ bao gồm: Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản; Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án.
Quy định mới tại Thông tư 79 yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình 3 loại giấy tờ gồm: Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án; tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được; quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự. Các giấy tờ này có thể là bản chính hoặc bản sao y bản chính.
Thông tư 79/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 15/9/2017.
Tác giả:
Trần.T.M.Nguyệt
In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
Hộ kinh doanh cá thể và con đường để trở thành doanh nghiệp
(28/08/2017)
Thực trạng tranh chấp đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở Việt Nam
(25/08/2017)
Điện thoại, máy tính được ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh, quy định về tạm nhập tái xuất hàng hóa, ngâm tẩm hóa chất vào thịt động vật bị phạt đến 25 triệu đồng
(25/08/2017)
Giải pháp hạn chế tình trạng nợ tiền bảo hiểm xã hội và giải pháp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
(18/08/2017)
Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Tiêu chí chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu
(18/08/2017)
Một số văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(17/08/2017)
Thực trạng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
(10/08/2017)
Thi hành án dân sự và những khó khăn vướng mắc liên quan đến doanh nghiệp
(08/08/2017)
Đầu tư hơn 300.000 tỷ đồng cơ cấu ngành nông nghiêp, đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong nông nghiệp, buộc dừng sử dụng máy móc, thiết bị vi phạm an toàn lao động và hướng dẫn triển khai bộ luật hình sự năm 2015
(04/08/2017)
Những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp khi chi phí logistics và các hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật
(04/08/2017)