Quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển

26/12/2014
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển.
 

Ngh đnh này áp dụng đối vi Tàu biển Việt Nam, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; Tàu biển nước ngoài, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam; Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan. Nghị định không áp dụng đối với chủ tàu và thuyền viên làm việc trên các loại Tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá; Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế.

Theo Nghị định, trước khi làm việc trên tàu biển, chủ tàu và thuyền viên phải ký kết hợp đồng lao động thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thuyền viên thì ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện thực hiện. Việc ký kết, ủy quyền, thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định này và văn bản có liên quan.

Ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có thêm các nội dung như việc hồi hương của thuyền viên; Bảo hiểm tai nạn; Tiền thanh toán nghỉ hằng nămĐiều kiện chấm dứt hp đồng lao động thuyền viên.

Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hằng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp tr qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải tha thuận với thuyền viên về các loại chi phí liên quan đến việc m, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hằng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.

Nghị định quy định thi giờ nghỉ ngơi tối thiểu 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ; Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thi gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất phải kéo dài 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được quá 14 giờ; Khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ được tính từ thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một giai đoạn nghỉ ngơi.

Trường hp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cu thuyn viên làm bt kỳ vào thi đim nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định tại Nghị định này.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương. Số ngày nghỉ hằng năm được tính tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không nghỉ hằng năm.

Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán các khoản chi phí trong các trường hợp: Hợp đồng lao động thuyền viên hết hạn; Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương; Tàu bị chìm đắm; Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu; Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu vàc các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. Chủ tàu không phải thanh toán các khoản chi phí cho thuyền viên khi hồi hương trong trường hợp thuyền viên bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán gồm: Chi phí đi đến địa điểm lựa chọn để thuyền viên hồi hương; Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương; Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương; Chi phí vận chuyển tối đa 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương; Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.

Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung như: Việc cung cấp thực phẩm và nước uống; Tất cả kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống; Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn.

Thuyền viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, kịp thời và miễn phí trong thời gian làm việc trên tàu biển và tại cảng nước ngoài khi tàu ghé vào. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây: Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế; Bảo đảm cho thuyền viên được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào; Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên.

Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau: Đối với tàu biển có từ 100 người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn ba ngày phải bố trí ít nhất 01 bác sĩ; Đối với tàu biển có dưới 100 người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 01 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc 01 thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế. Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế phải bảo đảm đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế theo quy định của Công ước STCW. Thuyền viên chịu trách nhiệm sơ cứu y tế phải bảo đảm đã hoàn thành khóa đào tạo về sơ cứu y tế theo quy định của Công ước STCW.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.