Nhiều tâm huyết gửi gắm tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2016

09/01/2016
Năm 2016, toàn ngành Tư pháp sẽ tiếp tục dốc sức để tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong năm nay và trong nhiệm kỳ 2016 - 2020. Điều đó thể hiện rõ nét qua những ý kiến tâm huyết của đại biểu trong và ngành Tư pháp trong quá trình diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2016 và định hướng nhiệm kỳ 2016 – 2020 mà chúng tôi ghi nhận được.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung: Đổi mới nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí xây dựng văn bản

Bước sang giai đoạn 2016 – 2020, trước yêu cầu của cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế sẽ rất nặng nề, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí kinh phí. Mặt khác, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015 đã có đổi mới, nhất là về quy trình xây dựng VBQPPL được chia thành 2 giai đoạn là đề xuất chính sách và soạn thảo VBQPPL. Đồng thời tách bạch rõ thành 4 khâu là đề xuất chính sách; soạn thảo VBQPPL; thẩm định và thẩm tra; tổ chức thi hành văn bản. Vì vậy, việc bảo đảm kinh phí cho công tác xây dựng VBQPPL trong giai đoạn này cũng cần đổi mới cho phù hợp.

Để thực hiện hướng đổi mới và đảm bảo kinh phí xây dựng VBQPPL được đầy đủ, kịp thời, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng pháp luật giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành VBQPPL, đặc biệt là việc quy định rõ quy trình xây dựng VBQPPL, quy định cụ thể các sản phẩm của từng khâu trong quy trình để bố trí kinh phí theo hướng tiến tới thực hiện khoán chi theo sản phẩm đầu ra đối với từng khâu của quy trình xây dựng VBQPPL. Đối với các Bộ, ngành, địa phương, đề nghị nâng cao chất lượng của Chương trình xây dựng VBQPPL làm cơ sở cho việc lập dự toán và bố trí kinh phí; trên cơ sở Chương trình xây dựng VBQPPL, trong phạm vi kinh phí ngân sách được duyệt cần ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác này; cần cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù của mình để việc lập dự toán và bố trí kinh phí phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở cho việc thực hiện khoán chi theo sản phẩm đầu ra đối với từng khâu của quy trình xây dựng VBQPPL

Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào: Sẽ phối hợp tốt hơn nữa trong triển khai nhiệm vụ

Trong thời gian qua, sự phối hợp giữa TANDTC và Bộ Tư pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt đẹp, giúp TANDTC và Bộ Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ quản lý của mình. Hai bên đã phối hợp xây dựng thông tư liên tịch trong công tác thi hành án dân sự và Bộ Tư pháp đã tham mưu xây dựng, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Qua công tác thi hành án đã giúp Tòa án nhìn nhận những bản án tuyên chưa rõ ràng, những bản án khó thi hành, giúp cho công tác giám đốc thẩm của TANDTC kịp thời phát hiện những điểm còn sai, chưa đúng. Bên cạnh đó, hiện nay, ngành TAND đã có Học viện Tòa án nhưng thời gian qua, Học viện Tư pháp đã góp phần đào tạo nguồn để TANDTC tăng cường, bổ sung nhân lực thẩm phán cho TAND các cấp.

Năm 2016 là năm cần tổ chức và triển khai nhiều nhiệm vụ. Vì vậy, chúng tôi xin hứa và cũng mong có sự phối hợp tốt hơn nữa của Bộ Tư pháp trong việc rà soát và ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện các văn bản theo sự phân công trong luật, đồng thời phối hợp trong tổ chức, tập huấn triển khai các hoạt động, nhiệm vụ khác.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh: Đề nghị Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án thành lập Trường Luật sư Việt Nam

Trong thời gian tới, đội ngũ luật sư cần nỗ lực phấn đấu để tăng số lượng, chất lượng đội ngũ luật sư. Do đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố bố trí trụ sở làm việc cho Liên đoàn Luật sư, các Đoàn Luật sư (vì hiện có tới 1/3 các Đoàn Luật sư chưa có trụ sở làm việc); hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Đoàn Luật sư theo Kết luận 102 của Bộ Chính trị; Liên đoàn được hưởng chế độ của tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp nhằm hỗ trợ tích cực tăng số lượng luật sư của các tỉnh.

Liên đoàn cũng đề nghị Bộ Tư pháp cho phép, phê duyệt thành lập Trường Luật sư Việt Nam và phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác bồi dưỡng luật sư, trợ giúp pháp lý, từng bước nâng cao chất lượng đồng đều cho đội ngũ luật sư.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh: Có điều kiện sẽ triển khai phần mềm đăng ký khai sinh trong toàn quốc

Để triển khai thực hiện đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân cho người đăng ký khai sinh, trong thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an, cụ thể là Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tư pháp và Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) – Bộ Công an đã phối hợp rất chặt chẽ trong việc thử nghiệm và kết nối thành công hai phần mềm đăng ký khai sinh của Bộ Tư pháp, phần mềm cấp số định danh của Bộ Công an. Bắt đầu từ 0h 1/1/2016, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đặc biệt là phần mềm cấp số định danh cá nhân sẽ hoàn toàn mới để cấp thông tin mới. Qua làm việc với các đơn vị liên quan, Cục thống nhất báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp, được Bộ trưởng nhất trí trong quý I/2016 sẽ thí điểm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân tại 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Đà Nẵng.

Ở địa phương chưa thí điểm, kể cả địa phương đang ứng dụng phần mềm riêng, chưa kết nối với Trung tâm dữ liệu của Bộ Tư pháp thì khắc phục bằng cách hàng tuần, công chức tư pháp - hộ tịch đăng ký khai sinh bằng giấy, mang tờ khai lên huyện nhập thông tin, chuyển lại để trả tại nhà qua bưu điện cho người dân. Trong năm 2016 nếu có kinh phí nâng cấp database tại Bộ thì có thể triển khai phần mềm đăng ký khai sinh trong toàn quốc.

Hơn nữa, Đề án hộ tịch điện tử cũng xác định rõ 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 mang tính chất thí điểm từ năm 2016 đến tháng 6/2017, sẽ xây dựng phần mềm chuẩn về đăng ký hộ tịch, kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công việc này cơ bản đã xong, chờ Nghị định hướng dẫn Luật Căn cước công dân có hiệu lực để triển khai đồng bộ. Trong giai đoạn thí điểm, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng đề án tiền khả thi, khái toán kinh phí đầu tư ở cấp Trung ương và địa phương.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Đặng Hoàng Oanh: Công tác hợp tác quốc tế về pháp luật sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Bộ, ngành

Năm 2015, công tác hp tác quc tế của Bộ đã đt đưc nhiều kết quả quan trng, góp phn thiết thc vào việc xây dng và tổ chức thi hành pháp luật, ci cách pháp lut, ci cách tư pháp, nâng cao vai trò, vị thế của Bộ, ngành Tư pháp.

Cùng với việc triển khai toàn diện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác pháp luật vi nhng ni dung, yêu cu mi của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP, Vụ Hp tác quc tế đã tập trung xây dựng, hoàn thin 16 văn bn/ đề án trình Thủ tưng Chính ph, Bộ trưởng B Tư pháp ban hành nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác pháp luật. Các hoạt đng hp tác pháp lut ca Bộ Tư pháp được mở rộng và tăng cưng trên cả ba bình din song phương, khu vc và toàn cu.

Quan hệ hợp tác song phương tiếp tục được đẩy mạnh với việc ký kết mới 14 thỏa thuận và triển khai xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác nhằm thực hiện 30 Thỏa thuận hợp tác đã ký. Năm 2015 cũng là năm chng kiến sự gia tăng đáng kể số lưng đoàn Bộ Tư pháp các nưc sang thăm và làm vic vi tng số trên 20 Đoàn, trong đó có 11 Đoàn cấp Bộ trưng. Hợp tác đa phương có bước phát triển quan trọng với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm. Ở tầm khu vực, hợp tác pháp luật và tư pháp với các nước ASEAN được đẩy mạnh, nhiều nhiệm vụ mới được đặt ra sau Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN lần thứ 9 và trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN vừa chính thức được thành lập. Hp tác vi Liên minh Châu Âu tiếp tc đưc khng đnh thông qua vic ký kết Hip đnh tài chính Chương trình “Tăng cưng pháp lut và tư pháp ti Vit Nam” giai đoạn 2016 - 2020. Ở cấp độ toàn cầu, cùng vi vic cng c, đy mnh quan hệ hp tác vi các Tổ chc ca Liên hp quc (UNDP, UNODC, UNICEF, UN WOMEN,…), các đnh chế tài chính quc tế (WB, ADB, IFC…), năm 2015, Bộ đã hoàn thin, trình Thủ tưng Chính phủ phê duyt 3 Đề án quan trng về gia nhp các tổ  chc quc tế về pháp lut. Theo lộ trình đưc giao, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phi hp vi các B, ngành liên quan hoàn tt hồ sơ, thủ  tc gia nhp Tổ chc tư vn pháp lut Á-Phi (AALCO) và  Tổ chc quc tế về  Lut Phát trin (IDLO) vào năm 2016, gia nhp Tổ chức quốc tế về nhất thể hóa pháp lut tư (UNIDROIT) vào năm 2018.

c sang năm mi 2016, tin tưng và hy vng rng công tác hp tác quc tế về pháp lut s tiếp tc nhn đưc sự quan tâm ca các cp lãnh đo, cng đng quc tế, tiếp tc hỗ tr cho hot đng ca B, ngành Tư pháp, góp phn tích cc vào công cuc ci cách pháp lut, ci cách tư pháp, xây dng nhà nưc pháp quyn XHCN Vit Nam.

Q.Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú: Tập trung triển khai thi hành Bộ luật Dân sự và chú trọng công tác góp ý, thẩm định văn bản

Một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế trong năm 2016 là triển khai thi hành Bộ luật Dân sự (BLDS) có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Đây cũng là một trong những định hướng trọng tâm công tác của Bộ Tư pháp trong năm 2016. Theo đó sẽ tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến BLDS, bao gồm cả tập huấn chuyên sâu vì BLDS có nhiều điểm mới đột phá hướng tới sự phát triển nhanh, bền vững cho thể chế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tư pháp. Cùng với đó là rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đảm bảo sự tương thích, đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự, từ đấy phát huy hiệu quả của những nội dung mới, đột phá của BLDS, đưa BLDS vào cuộc sống của người dân, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ thứ hai cũng thuộc về chức năng quan trọng của Bộ Tư pháp là góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Trong năm 2016 dự báo sẽ có nhiều văn bản trong lĩnh vực dân sự - kinh tế sẽ được soạn thảo, ban hành khi chúng ta triển khai thi hành các Bộ luật, Luật mới và chuẩn bị gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam – EU, triển khai Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Hơn nữa, giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn quan trọng thực hiện những chủ trương mới của Đại hội Đảng lần thứ XII, trong đó có đột phá về thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường thì mảng pháp luật dân sự - kinh tế đóng vai trò rất quan trọng nên sẽ có nhiều văn bản luật, nghị định được xây dựng. Vì vậy, công tác góp ý, thẩm định cần được chú trọng, cải tiến, đảm bảo chất lượng văn bản, tính khả thi của văn bản được ban hành. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đổi mới việc lấy ý kiến, nhất là ý kiến của các đối tượng bị tác động, có thể mời các đối tượng liên quan tham gia Hội đồng thẩm định hay tư vấn thẩm định và đổi mới cách góp ý thẩm định không chỉ bó hẹp trong một buổi họp Hội đồng mà có thể lấy ý kiến thông qua các hội thảo góp ý; cố gắng tham gia từ đầu quá trình xây dựng chính sách liên quan và xây dựng dự thảo văn bản.

 Q.Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Đỗ Xuân Lân: Gắn kết chặt chẽ hơn công tác phổ biến giáo dục pháp luật với công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật

Năm 2016, Vụ sẽ tập trung vào 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) hướng tới chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật sang giai đoạn hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao theo Luật PBGDPL và các Đề án về PBGDPL, tập trung sơ kết, tổng kết, chỉ đạo điểm để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình trọng tâm công tác PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2016-2021; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, văn bản, quy định mới gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Hiến pháp năm 2013, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân; các Luật tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước; các văn bản có liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các chủ trương, nhiệm vụ về cải cách hành chính, cải cách tư pháp…chú trọng tuyên truyền, phổ biến định hướng chính sách mới ngay từ khâu soạn thảo văn bản, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường đối thoại, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn thi hành thể chế, chính sách để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi công vụ, bảo đảm tuân thủ và chấp hành pháp luật, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật;

Thứ hai, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở, chuẩn hóa Bộ tài liệu nguồn và tổ chức tốt việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật mới cho đội ngũ hòa giải viên; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai tổ chức thành công cuộc thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ 3 gắn với triển khai các văn bản luật mới liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng dân cư như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự (sửa đổi); các bộ luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính (sửa đổi); Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hộ tịch…; tham mưu, hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước gắn với xây dựng nông thôn mới và phát huy vai trò của các thiết chế tự quản ở cơ sở; cải thiện các điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; kịp thời giải tỏa vướng mắc pháp luật ngay tại cộng đồng dân cư.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, Vụ sẽ áp dụng các giải pháp như: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, định hướng về chủ đề, nội dung, hình thức PBGDPL, kết hợp với theo dõi, kiểm tra nắm tình hình, sơ kết, tổng kết xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp, lồng ghép trong triển khai các nhiệm vụ gắn với đề cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân; Gắn kết chặt chẽ hơn công tác PBGDPL với công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống để xây dựng hình thành nhân cách toàn diện, giáo dục ý thức trách nhiệm công dân; Huy động các nguồn lực xã hội tham gia để công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó người dân giữ vai trò trung tâm.

Thục Quyên