Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Dự án Luật Thuế nhà, đất: Nhất trí chưa đánh thuế nhà 16/03/2010

Cho ý kiến vào Dự án luật nói trên vào sáng qua 15/3, phần lớn thường vụ đồng tình với Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, trong thời điểm hiện tại chưa nên đánh thuế nhà.

Phiên họp thứ 29 của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Chất vấn chuyện chung cư và an toàn lao động 15/03/2010

Hôm nay (15/3) theo dự kiến, trong phiên họp thứ 29 của UBTV Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân xung quanh các nội dung được dư luận thời gian qua đặc biệt quan tâm như các biện pháp quản lý nhà nước đối với các khu chung cư, khu đô thị mới... quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn lao động trong xây dựng, kết quả thực hiện chủ trương xây dựng nhà cho người nghèo, người có thu nhập thấp.

Pháp lệnh ngoại hối: Cũng cần theo kịp thị trường! 15/03/2010

Khi nền kinh tế bị rơi vào vào tình trạng “đôla hóa” thì “nạn nhân” đầu tiên bị đưa ra luận tội là Pháp lệnh Ngoại hối với qui định tại Điều 22 và Khoản 2 Điều 24. Nhưng theo nhiều chuyên gia pháp luật, Pháp lệnh đang bị “oan” dù cũng đã “đuối sức” trước sự phát triển của qui luật thị trường...

Đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến: Tạo thuận lợi cho người dân 12/03/2010

Nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ công, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm (ĐKGDBĐ) đã đề cấp đến một số vấn đề chung về thủ tục đăng ký trực tuyến.

Đăng ký giao dịch bảo đảm: Cần một văn bản thống nhất! 10/03/2010

Trong thực tiễn, đăng ký giao dịch bảo đảm (ĐKGDBĐ) không chỉ đáp ứng lợi ích của người vay và người cho vay vốn, mà còn khuyến khích sự lưu thông nguồn vốn và giúp thị trường tín dụng hoạt động hiệu quả, an toàn, góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, một trong những bất cập khiến hoạt động này chưa thực sự có “chỗ đứng” vững chắc trong nhận thức của xã hội chính là hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) phân tán, chồng chéo...

Cấp dưỡng nuôi con  theo Luật Hôn nhân - Gia đình: Vì sao trở thành “nợ khó đòi”? 10/03/2010

Trong nhóm điều khoản của Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2000 liên quan đến vấn đề cấp dưỡng, có một điều khoản thường xuyên được áp dụng, đó là nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn (Điều 56). Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực thi  điều khoản này còn rất nhiều vấn đề vướng mắc có nguyên nhân khách quan từ chính những người trong cuộc, cũng như nguyên nhân chủ quan của những quy định pháp luật.

Pháp luật về khoáng sản trên thế giới và khu vực: Vẫn ít quan tâm đến “quyền lợi” của môi trường 10/03/2010

Khác với nhiều vấn đề khác, khoáng sản được coi sự ưu đãi mà thiên nhiên chỉ dành cho một số quốc gia nhất định tùy theo điều kiện địa lý, địa chất. Vì thế, nên đạo luật về khoáng sản không phải quốc gia nào cũng có. Ở một số nước có tiềm năng khoáng sản dồi dào như Canađa, Úc, Philippin, Chilê, Trung Quốc..., pháp luật về khoáng sản rất hoàn thiện và được chú trọng. Đây cũng chính là những kinh nghiệm quý báu để các nhà làm luật Việt Nam tham khảo trên bước đường sửa đổi Luật Khoáng sản của mình.

Từ chuyện Hà Nội phạt nặng hành vi đổ rác sai quy định: Xây dựng Luật Đường phố - tại sao không? 10/03/2010

Từ ngày 03/3, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng hình thức phạt hành chính đối với hành vi đổ chất thải rắn không đúng nơi quy định. Mức phạt cao nhất lên đến 15 triệu đồng. Từ việc làm này của Hà Nội, không ít nhà hoạch định và xây dựng luật nghĩ rằng có lẽ đã đến lúc cần có một đạo luật để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến đường phố