Bình Định: Đánh giá công tác tư pháp quý III và định hướng công tác tư pháp cuối năm 2007

14/09/2007
Sáng ngày 14.9, Sở Tư pháp Bình Định tổ chức họp trực báo đánh giá thực hiện công tác Tư pháp trong quý 3 năm 2007 và định hướng công tác Tư pháp cuối năm 2007. Tham dự có lãnh đạo các phòng, Trung tâm thuộc Sở và các trưởng, phó phòng huyện, thành phố trong tỉnh.

Theo đó, quý 3 năm 2007, Sở Tư pháp Bình Định tham gia góp ý xây dựng văn bản QPPL:

          Tham gia góp ý dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân, 02 Nghị định và 03 Thông tư theo yêu cầu của Bộ Tư pháp và Thường trực HĐND và UBND tỉnh, 09 văn bản khác theo đề nghị của các sở, ngành trong tỉnh.

          2/ Công tác soạn thảo văn bản:

          Tham gia soạn thảo: 02 văn bản quy phạm pháp luật.       

3/ Công tác thẩm định văn bản QPPL:

           Đã thẩm định 21 văn bản, trong đó có 15 Nghị  quyết của HĐND và 6 Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh. HĐND và UBND tỉnh đã ban hành 21 văn bản quy phạm pháp luật mà Sở Tư pháp đã thẩm định, đạt tỷ lệ 100%.

          4/ Công tác kiểm tra văn bản:

          Sở Tư pháp tự kiểm tra 5 văn bản QPPL của UBND tỉnh, 27 văn bản  QPPL của HĐND và UBND cấp huyện banh hành, phát hiện 01 Nghị quyết của HĐND cấp huyện ban hành sai thẩm quyền về nội dung (chiếm tỷ lệ 3%). Sở Tư pháp thông báo để cơ quan ban hành xử lý theo thẩm quyền.

          Tổ chức kiểm tra công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND huyện Hoài Nhơn ban hành trong năm 2006. Số lượng văn bản đã kiểm tra là 733 văn bản, trong đó có 32 văn bản QPPL Qua kiểm tra đã phát hiện một số văn bản do HĐND và UBND banh hành không quy định hiệu lực về thời gian hoặc quy định có hiệu lực kể từ ngày ban hành; một số văn bản hành chính thông thường, nhưng có chứa nội dung văn bản QPPL. Sở Tư pháp đã thông báo cho cơ quan ban hành biết sửa đổi, bổ sung và rút kinh nghiệm.

          II/ Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

          1/ Nội dung, hình thức và kết quả PBGDPL:

          Phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình, Phòng Tư pháp Tuy Phước, Phòng Công chứng số 1 và số 3 thực hiện phóng sự truyền hình " Bình Định với việc chuẩn bị thực hiện pháp luật công chứng, chứng thực"; phối hợp với các cơ quan, ban ngành và Thành phố Quy Nhơn thực hiện phóng sự " Bình Định với việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới" và "Bình  Định với việc triển khai thực hiện Luật Cư trú". Duy trì thường xuyên chuyên mục, chuyên trang " pháp luật và đời sống " trên Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Bình Định với nội dung tập trung phổ biến Luật Công chứng, Luật Bình đẳng giới, Luật Cư trú, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Phát hành "Bản tin tư pháp" số 2 và 3 năm 2007 với số lượng 3.400 tập với nội dung: phản ảnh tình hình hoạt động của ngành Tư pháp, phổ biến pháp luật công chứng, chứng thực và các văn bản pháp luật mới ban hành, cấp miễn phí cho các Sở, ngành, UBND các cấp, trường học, thôn, bản, làng, khu vực...

          Tổ chức Hội nghị tập huấn trên 10 văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành từ 01/6/2007 cho khoảng 100 đại biểu là thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, Báo cáo viên pháp luật tỉnh, trưởng Phòng Tư pháp các huyện và thành phố Quy Nhơn.

           Ngoài ra, Sở Tư pháp còn cung cấp 13 đề cương các văn bản pháp luật mới ban hành và các văn bản pháp luật phục vụnhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội ở địa phương cho 160 lãnh đạo các Sở, ban, ngành và các thành viên Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh, Báo cáo viên pháp luật tỉnh, 11 Phòng Tư pháp các huyện, thành phố Quy Nhơn; xây dựng kế hoạch tập huấn kiến thức pháp luật và kỷ năng phổ biến pháp luật tại một xã điểm, một phường điểm thực hiện Đề án 4; hướng dẫn hoạt động cho "câu lạc bộ Phòng chống tội phạm" tại xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh do Bộ Tư pháp hỗ trợ kinh phí.

          2/ Tình hình hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL:

          Để tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh và nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp với chức năng là cơ quan thường trực của Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh đã soạn thảo và trình UBND tỉnh ký ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh; Quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 20005 đến năm 2010 ( gọi tắt Ban chỉ đạo 212); Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án " Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn"; ban hành Kế hoạch tổ chức, thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Luật sư; có công văn chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

          Hội đồng PHCTPBGDPL tổ chức sơ kết tình hình hoạt động của Hội đồng và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2007, đồng thời triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp lụật 6 tháng cuối năm 2007; tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại UBND xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ và UBND xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh.

          3/ Hoạt động, quản lý, chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở:

          Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Tư pháp, UBND cấp xã, cấp uỷ địa phương xây dựng mới, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải cơ sở theo mô hình thôn, làng, bản, ấp, khu vực. Đến nay trên địc bàn tỉnh Bình Định đã xây dựng được 1010 tổ hòa giải với 5.560 hòa giải viên.

          Các Tổ hòa giải đã  hòa giải trên 250 vụ việc.

 Số vụ việc hòa giải thành đạt 75 %

          4/ Tình hình hoạt động, xây dựng, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn và các cơ quan, trường học, đon vị:

          Cho đến  nay trên địa bàn tỉnh Bình Định 159 xã , phường, thị trấn /159 xã , phường, thị trấn và hầu hết các trường học, đơn vị, cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xây dựng tủ sách pháp luật. Tủ sách pháp luật được quản lý chặt chẽ, bố trí ở những nơi thuận lợi cho cán bộ, nhân dân, học sinh, giáo viên, công nhân đến nghiên cứu khi có nhu cầu; có xã, phường, thị trấn bố trí tủ sách pháp luật tại Trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Mỗi tủ sách có hàng trăm đầu sách pháp luật, báo Trung ương, địa phương, Bản tin của các ngành liên quan.Hàng năm, UBND các xã, phường, thị trấn, các trường học, đơn vị, doanh nghiệp đều bố trí kinh phí mua trang bị thêm các đầu sách pháp luật mới ban hành.

          III/ Công tác thi hành án dân sự:

           Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 30/6/2007, tổng số việc phải thi hành 9.272việc, số việc có điều kiện thi hành 6.761việc, số việc thi hành xong hoàn toàn 3.261việc (đạt tỷ lệ 57,25%).

           Tổng số tiền phải thi hành 113. 223.236.000đồng, số tiền có điều kiện thi hành 63.350.883.000đồng, số tiền thực thu trong kỳ 17.890.656.000 đồng (đạt 28,24%).

          IV/ Công tác hành chính tư pháp:

          1/ Công tác hộ tịch:

          Có yếu tố nước ngoài:

          Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh giải quyết cho đăng ký kết hôn 22 trường hợp; giải quyết cho con nuôi 01 trường hợp, đăng ký khai sinh 08 trường hợp

          2/ Kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp:

          Số việc thụ lý 184 trường hợp, số việc đã giải quyết xong 184 trường hợp (đạt 100%).

          3/ Kết quả hoạt động công chứng:

          Sở Tư pháp tổ chức 02 lớp tập huấn Luật Công chứng cho các đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, Báo cáo viên pháp luật của tỉnh, trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thành phố Quy Nhơn; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ các Phòng Công chứng phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới mà Nhà nước giao.

          Các Phòng Công chứng đã thực hiện công chứng 7.564 việc(chủ yếu  hợp đồng, giao dịch), thu lệ phí công chứng 344.069.000 đồng.     

          V/ Công tác bổ trợ tư pháp:

          1/ Công tác giám định tư pháp:

Thực hiện Kế hoạch 07-KH/TU ngày 09/10/ 2006 của Tỉnh ủy Bình Định và Công văn số 64/UBND-NC ngày 10 /01/2007 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường số lượng giám định viên và nâng cao chất lượng giám định của các tổ chức giám định; phối hợp với Sở Y tế trình UBND tỉnh bổ nhiệm 01 giám định pháp y tâm thần.

Các Tổ chức giám định Tư pháp đã thực hiện giám định 332 việc.

2/ Công tác quản lý luật sư:

Sở Tư pháp đã cấp giấy phép đăng ký hoạt động cho 17 văn phòng Luật sư.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 52 Luật sư hành nghề, trong đó có 05 Luật sư tập sự.

Các Văn phòng Luật sư Số lượng tranh tụng 96 vụ việc.

3/ Công tác tư vấn pháp luật:

           Tỉnh Bình Định đã thành lập 02 Số Trung tâm tư vấn pháp luật với 07 tư vấn viên.

           Các Trung tâm  đã tư vấn 118 vụ việc.

          4/ Công bán đấu giá tài sản:

           Trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập một Trung tâm DVBĐGTS với 6 biên chế. Trình độ chuyên môn của cán bộ Trung tâm: 04 Đại học Luật, 01 Đại học khác và 01 cán bộ văn thư.

           Trung tâm đã ký 59 hợp đồng và đã thực hiện được 34 hợp đồng; thực hiên 34 cuộc bán đấu giá; tổng số tiền chênh lệch so với giá khởi điểm là 115.430.000 đồng.

          VI/ Công tác trợ giúp pháp lý:

          Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã trợ giúp pháp lý tại Trung tâm 73 lượt người. Các đối tượng chính sách, người nghèo yêu cầu tư vấn pháp luật tập trung vào các  lĩnh vực: đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách đối với người có công với cách mạng.

          Trung tâm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động 40 cuộc cho 268 lượt người, lĩnh vực yêu cầu trợ giúp pháp lý gồm: đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách đối với người có công với cách mạng.

          VII/ Công tác pháp chế sở, ngành, doanh nghiệp:

          Hầu hết các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp đã thành lập tổ chức pháp chế với số lượng biên chế từ 01 đến 02 cán bộ. Các Tổ chức pháp chế đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiên các văn bản pháp luật, xây dựng văn bản; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại đơn vị.

          VIII/ Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo:

          Quý III/2007, Thanh tra Sở Tư pháp tiếp nhận 33 đơn khiếu nại của công dân, trong đó có 31 đơn không thuộc thẩm quyền của Sở, đã hướng dẫn công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; 2 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, đến nay đã giải quyết xong đúng thời hạn, đúng trình tự thủ tục của Luật khiếu nại, tố cáo.

          IX/ Công tác kiện toàn, củng cố tổ chức cán bộ, xây dựng ngành:

 Sở Tư pháp đã đề nghị và UBND tỉnh đã bổ nhiệm 01 Phó Giám đốc sở; điều động và bổ nhiệm Trưởng phòng công chứng số 1; bổ nhiệm 1 Phó Trưởng phòng công chứng số 3;  làm thủ tục bổ nhiệm 2 lãnh đạo cấp phòng; cử cán bộ tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, tham dự Hội thảo tại Hà Nội về công tác “ Thiết lập hệ thống lý lịch tư pháp Quốc gia”, cử 02 công chức tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cử 01 cán bộ công chức tham dự lớp đào tạo Công chứng viên.

Giám đốc Sở Tư pháp đã ký quyết định tiếp nhận 07 biên chế, phân bổ công tác tại Thi hành án dân sự tỉnh 03 biên chế, 04 biên chế phân công công tác tại các huyện;  bổ nhiệm 01 Phó Trưởng cơ quan Thi hành án dân sự huyện Vân Canh, cho thôi giữ chức vụ Phó Trưởng Thi hành án dân sự huyện Hoài Ân; nâng ngạch cho 02 công chức và xét công nhận hết tập sự cho 09 công chức thi hành án; cử 14 công chức học quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, cử 07 cán bộ, công chức theo học lớp nghiệp vụ thi hành án.  

Nổi bật trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở Tư pháp đối với các hoạt động của ngành tư pháp trong thời gian qua, là tập thể lãnh đạo sở đã có tinh thần đoàn kết, gắn bó, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Xây dựng quy chế làm việc cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị làm cơ sở để tổ chức các hoạt động của ngành đi vào nề nếp. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong cơ quan, phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tạo điều kiện thuận lợi để từng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ công chức, viên chức của ngành tư pháp Bình Định nghiêm túc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra lãnh đạo sở còn quan tâm, tạo điều kiện cho các đoàn thể tăng cường hoạt động, tham gia tích cực các phong trào thanh niên, công đoàn, Hội phụ nữ. Đã tổ chức cho cán bộ, đoàn viên tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần chúng lần II do Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức, đạt giải khuyến khích.

          X /Công tác khác:

          1/ Hoạt động cải cách thủ tục hành chính:

          Sở Tư pháp đã chỉ đạo các Phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/ 2006/CT-TTg  ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: thi hành án dân sự, hộ tịch, công chứng, lý lịch tư pháp, bán đấu giá tài sản, trợ giúp pháp lý. Đến nay, tất cả các đơn vị thuộc Sở đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc; sửa đổi quy trình giải quyết công việc cho công dân, tổ chức theo hướng đơn giản thuận lợi cho dân; công khai quy trình, thủ tục, thời gian, phí, lệ phí, người trực tiếp giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp...

          2/ Hoạt động thi đua khen thưởng:

          Sở Tư pháp đã thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng sáng kiến để giúp thử trưởng đơn vị tổ chức các Phong trào thi đua, xét đề nghị các cấp khen thưởng kịp thời những cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Ngành.

          Sở Tư pháp với vai trò là Trưởng Khu vực thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh duyên hải Miền Trung - Tây nguyên đã tổng hợp báo cáo kết quả thi đua 6 tháng đầu năm 2007 và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2007 của Khu vực thi đua.

          Ngoài ra nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập ngành Tư phápViệt Nam, Sở Tư pháp tổ chức kỷ niệm ngày truyển thống của ngành Tư pháp và phát động phong trào thi đua trong toàn Ngành phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ cuối năm 2007.

 

PHẦN II

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP QUÝ IV NĂM 2007

Để triển khai triển khai thực hiện hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu công tác tư pháp quý IV/2007, ngành Tư pháp Bình Định tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

          1. Công tác văn bản pháp quy:

           Tổ chức rà soát, hệ thống hóa mẫu đơn, tờ khai hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo Quyết định số 1349?QĐ-CTUBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh.

          Rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng các vùng biển đảo; liên quan đến công tác quy hoạch .

          Rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật do HĐND,UBND tỉnh ban hành năm 2006.

           Kiểm tra công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại 01huyện. 

           Dự thảo quy trình soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình UBND tỉnh ban hành.

          2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:

           Phát hành tờ tin tư pháp số 5 và số 6/2007.

           Biên soạn, in ấn 2 tập tài liệu hỏi đáp phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

           Duy trì thường chuyên trang, chuyên mục " pháp luật và đời sống "trên hệ thống thông tin đại chúng.

          Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở.

          Phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh uỷ xây dựng Kế hoạch phối hợp trách nhiệm tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đảng.

          3. Công tác hộ tịch và tư pháp khác:

           Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, nhân sự cho các Phòng Công chứng, Bán đấu giá tài sản.

           Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; xây dựng kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong việc giải quyết công việc cho dân và tổ chức.

          4. Công tác trợ giúp pháp lý:

          Triển khai thực hiên Đề án củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự và cơ sở vật chất cho Trung tân trợ giúp pháp lý.

          Thực hiện việc trợ giúp pháp lý lưu động tại 4 huyện.

          Ký Hợp đồng và làm thủ tục đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp công tác viên.

          Tổ chúc tập huấn các văn bản pháp luật, kỷ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ chuyên viên, công tác viên, chủ nhiệm các câu lạc bộ TGPL.

          5. Công tác thi hành án dân sự:

           Tập trung rà soát, phân loại án nhằm giải quyết căn bản án tồn đọng có điều kiện thi hành.

           Tiếp tục tổ chức thi tuyển công chức cho thi hành án dân sự cấp huyện đủ số lượng đã được Bộ Tư pháp phân bổ; kiện tổ chức bộ máy; chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó các phònh chuyên môn.

          Xây dựng Đề án xây dựng lại trụ sở Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, và một số huyện; kho chứa tang tài vật của tỉnh và một số huyện

          6. Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành, xây dựng ngành:

           Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở hoàn thành việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chình phủ.

          Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành nghiêm túc triển thực thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doang nghiệp.

          Tổ chức Hội nghị thi đua Khu vực Khôi cơ quan Tư pháp các tỉnh duyên hải Miền trung-Tây Nguyên.

          Trên đây là báo cáo kết quả công tác tư pháp quý III và chương trình công tác quý IV của ngành Tư pháp Bình định, kính báo tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Tư pháp biết, chỉ đạo thực hiện./.