Mãi mãi là Diễn đàn nghiên cứu, trao đổi, thông tin về khoa học pháp lý đáng tin cậy của bạn đọc cả nước
Trong điều kiện kinh tế thị trường, báo chí đã thể hiện vai trò xuất sắc trong việc tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội, là vũ khí sắc bén chống tệ tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ lẽ phải, góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xu hướng thương mại hoá báo chí cũng đã dần xuất hiện. Hoà trong dòng chảy sôi động của báo giới, nhưng Tạp chí Dân chủ và Pháp luật vẫn kiên trì định hướng phấn đấu trở thành diễn đàn nghiên cứu, trao đổi, thông tin về khoa học pháp lý đáng tin cậy của bạn đọc cả nước.
Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp
Những thành tựu đã đạt được. 1.1. Sự phát triển không ngừng. Ngày 25/02/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg thành lập Học viện Tư pháp trên cơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp thuộc Bộ Tư pháp, theo đó, Học viện Tư pháp có chức năng đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và các cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, Học viện Tư pháp còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tư pháp phục vụ công tác đào tạo. Bằng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp đã khẳng định một quan diểm mới, có sự thay đổi lớn lao của Đảng và Nhà nước về vị trí và vai trò của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tư pháp và nghiên cứu khoa học tư pháp đối với sự phát triển của đất nước.
Trường Đại học Luật Hà Nội - trung tâm đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp lý của ngành Tư pháp và đất nước
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở thống nhất Khoa luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với Trường Cao đẳng Pháp lý. Thời kỳ đầu, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Ngày 6 tháng 7 năm 1993, Trường được đổi tên thành Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhiệm vụ của Trường là đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học và tiến sĩ luật học; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học pháp lý; tham gia vào các hoạt động xây dựng, giáo dục, phổ biến pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.
Một số biện pháp tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới
Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đặc biệt là những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể được Chính phủ phê duyệt. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998 về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác phổ biến giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
Nhìn lại 7 năm thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách
1. Khái quát về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Nói một cách chung nhất, trợ giúp pháp lý là việc giúp đỡ pháp lý (tư vấn pháp luật, hòa giải, đại diện, bào chữa, kiến nghị) miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật nhằm giải toả vướng mắc pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật để họ tự mình biết cách ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Công tác hành chính tư pháp, những thành tựu và hướng đổi mới
Công tác hành chính tư pháp (bao gồm công chứng, hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp) là những lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tư pháp. Cả bốn lĩnh vực chuyên môn nói trên hoặc là mới được hình thành hoặc là mới được chuyển giao từ các bộ khác về Bộ Tư pháp trong khoảng thời gian chưa nhiều, song cũng đã đạt được những thành tựu đáng tự hào.