“Nền tư pháp nhân dân phải có nhân dân tham gia thực sự…” 18/08/2014

Trên cơ sở Chương trình của Chính phủ về xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và chủ trương xây dựng nền tư pháp nhân dân, ngày 28 tháng 3 năm 1951, tại Việt Bắc, Bộ Tư pháp đã thông qua “Đề án vận động nhân dân tham gia tư pháp”. Tư tưởng xuyên suốt của Đề án khẳng định nhân dân chính là cội nguồn sức mạnh của công tác tư pháp. Nền tư pháp nhân dân phải có nhân dân tham gia thực sự. Nhân dân tham gia ngày càng nhiều thì nền tư pháp càng vững chắc và càng phục vụ đắc lực quyền lợi của nhân dân. Đề án khẳng định “Nhân dân là động cơ chính của bộ máy tư pháp. Nhân dân làm cho bộ máy tư pháp sống…”.

Cải cách quyền dân sự năm 1950: Trọng trách của Ngành Tư pháp trước quyền lợi của nhân dân 13/08/2014

Điều 1 Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Công Tường tổ chức soạn thảo và tiếp ký quy định: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”. Vỏn vẹn chỉ 22 từ, nhưng quy định này thể hiện sự thay đổi nhận thức căn bản về các quyền dân sự trong chế độ mới, là tuyên ngôn của Ngành Tư pháp về quyết tâm xây dựng và thực thi một hệ thống pháp luật cách mạng vì quyền lợi của nhân dân.

Cội nguồn tư tưởng của chế định “Hòa giải ở cơ sở” 11/08/2014

Luật Hòa giải ở cơ sở đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 nhưng ít ai biết được rằng cội nguồn tư tưởng đầu tiên về hòa giải ở cơ sở của nhà nước cách mạng nhân dân xuất phát từ yêu cầu xây dựng một nền tư pháp nhân dân. Lật giở những trang tư liệu lịch sử của Ngành, mà đặc biệt là “Đề án hòa giải” do Bộ Tư pháp soạn thảo năm 1950, chúng ta càng thấm thía hơn về tính cách mạng và ý nghĩa lớn lao của công tác hòa giải ở cơ sở trong việc bảo vệ sức mạnh của khối đoàn kết trong nhân dân, từ đó “làm cho chính quyền thêm vững vàng, kháng chiến mau thắng lợi và kiến quốc sớm thành công…”.

Cải cách tư pháp năm 1950 và nguồn gốc tên gọi “Tòa án nhân dân” tại Việt Nam 08/08/2014

Giai đoạn 1945-1950 là một trong những giai đoạn lịch sử thăng trầm, đặc trưng nhất của đất nước ta với nhiều định hướng phát triển về thể chế được tìm tòi, khảo nghiệm và từng bước định hình. Trong đó, năm 1950 là năm đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của nền Tư pháp Việt Nam với sự ra đời của một thiết chế tư pháp mang tính chất nhân dân sâu sắc: Tòa án nhân dân.