Vào lúc 12h 30 phút ngày 16/3/2016, Trưởng đoàn công tác của Việt Nam tham dự Phiên họp Hội đồng Các vấn đề chung và chính sách của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế tại Hà Lan - bà Phạm Hồ Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp- đã chính thức đệ trình Văn kiện Việt Nam xin gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại (Công ước La Hay về Tống đạt giấy tờ).
Ngày 01 tháng 03 năm 2016, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Dự án Phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam (Dự án NLD), Vụ Pháp luật quốc tế đã phối hợp với Dự án NLD tổ chức Hội thảo về chia sẻ thông tin kết quả rà soát bước đầu pháp luật tư pháp quốc tế tập trung vào giao dịch thương mại và giới thiệu các quy định mới của phần thứ 5 Bộ luật dân sự 2015. Hội thảo do Ông Bạch Quốc An – Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp và Ông Isabeau Vilandre - Giám đốc thường trú dự án NLD đồng chủ trì. Bên cạnh đó, Hội thảo có sự tham dự của đại diện các Bộ ngành: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công thương, Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học thương mại Hà Nội, Công ty Luật TNHH Vision, Công ty Luật Luật Allen Arthur Robinson và một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Ngày 14/12/2015, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình đối tác tư pháp (JPP) tổ chức Lớp tập huấn về Công tác ủy thác tư pháp về dân sự. Lớp tập huấn nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt); một số nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ Tư pháp và những nội dung mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 liên quan tới ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài và hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện ủy thác tư pháp với một số nước.
Alternate Text
Theo Thông báo số 21/2015/TB-LPQT ngày 15/7/2015 của Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ca-dắc-xtan, ký tại Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 2011, có hiệu lực chính thức kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2015. Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo cơ sở pháp lý cho hai nước trong hợp tác tương trợ tư pháp về dân sự; góp phần thúc đẩy thủ tục giải quyết các vụ việc phát sinh từ quan hệ dân sự, thương mại giữa công dân và pháp nhân hai nước nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Ca-dắc-xtan.
Alternate Text
Thực hiện vai trò là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp, theo quy định của Điều 62 Luật TTTP và Điều 6 Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP, trong năm 2014, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSNDTC) và 63 Tòa án nhân dân, 63 Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết 6 năm thi hành Luật TTTP (giai đoạn từ ngày 01/7/2008 đến ngày 30/6/2014) trong cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (chuyển giao NĐCHHPT). Vụ Pháp luật quốc tế xin được lần lượt thông tin về những kết quả tổng kết thi hành Luật Tương trợ tư pháp với loạt bài như sau:Phần thứ nhất: Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về tương trợ tư pháp sau khi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 có hiệu lựcPhần thứ hai: Công tác đàm phán, ký và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến tương trợ tư phápPhần thứ ba: Công tác thực hiện ủy thác tư pháp – 6 năm nhìn lạiPhần thứ tư: Công tác quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp
Ngày 6,7 tháng 7 năm 2015, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật quốc tế đã phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Hội thảo quốc tế về Công ước LaHay 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em và pháp luật tư pháp quốc tế. Hội thảo là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt nam nhằm mục đích trao đổi thông tin, kinh nghiệm của Pháp để có thêm thông tin phục vụ nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước LaHay về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em (Công ước) và đề xuất xây dựng Luật tư pháp quốc tế.
Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch công tác năm 2015 của Vụ Pháp luật quốc tế đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt (Quyết định số 481/QĐ-BTP ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2015 của Vụ Pháp luật quốc tế), Vụ Pháp luật quốc tế được giao chủ trì thực hiện Đề án nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước La Hay về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2015. Trong thời gian 2 ngày 25-26 tháng 6 năm 2015, đại diện Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp đã tham dự Hội nghị Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của HCCH về Công ước về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em năm 1980 và Công ước bảo vệ trẻ em năm 1996 để học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm với các nước thành viên của hai Công ước nêu trên.
Alternate Text
Ngày 19 tháng 5 năm 2015 tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tư pháp tổ chức chương trình tập huấn Tương trợ tư pháp và hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự. Đây là một trong những hoạt động nằm trong Kế hoạch công tác năm 2015 của Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự.
Sáng 30/9, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc. Tham dự Hội nghị có đại diện của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao…
Phiên họp Hội đồng diễn ra tại Phòng họp Viện Pháp luật quốc tế La Hay trong khuôn viên Cung điện Hòa Bình, La Hay, Hà Lan từ ngày 24 đến 26 tháng 3 năm 2015. Tham gia Hội nghị có đại diện của hầu hết các quốc gia thành viên và quan sát viên từ các quốc gia được mời tham dự (Andorra, Colombia, Moldova) và đại diện các tổ chức quốc tế (Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển- OECD, Tổ chức tư vấn pháp lý Á Phi- AALCO, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN), Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em (UNCRC), Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), Ủy ban quốc tế về hộ tịch (CIEC), Hội đồng châu ÂU, Viện quốc tế về nhất thể hóa luật tư (UNIDROIT), …
Hội nghị đã tổng kết lại những hoạt động và kết quả đạt được trong năm 2014 và bàn về những hoạt động cần được tiến hành trong năm 2015.
Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text