VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐẢNG ỦY BỘ TƯ PHÁP

Alternate Text

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
1. Vị trí
Đảng ủy Bộ Tư pháp là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở Bộ Tư pháp do Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương quyết định thành lập và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương theo Quyết định số 98-QĐ/TW, ngày 22-10-2007 của Bộ Chính trị.
2. Chức năng
Đảng ủy Bộ Tư pháp có chức nâng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị vững mạnh.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
1.1- Lãnh đạo, chỉ đạo đảng bộ, chi bộ trực thuộc và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chấp hành đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, của đảng ủy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Bộ Tư pháp.
1.2- Tham gia xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phương hướng công tác, nhiệm vụ chính trị của Bộ Tư pháp và nhiệm vụ được cấp trên giao theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.3- Lãnh đạo việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ Tư pháp.
1.4- Tham gia xây dựng và lãnh đạo đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Bộ Tư pháp; lãnh đạo giữ gìn bí mật theo quy định của Đảng và Nhà nước.
1.5- Tham gia lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở Bộ Tư pháp.
1.6- Tham mưu, đề xuất với cấp ủy cấp trên những vấn đề cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Bộ Tư pháp và các nội dung công tác có liên quan.
2. Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
2.1- Lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phổ biến, quán triệt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp cho đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nắm vững và thực hiện có hiệu quả.
2.2- Lãnh đạo và thực hiện việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn và ý thức tổ chức kỷ luật cho đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ Tư pháp.
2.3- Lãnh đạo đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu, tính kỷ luật, đề cao cảnh giác, chủ động phát hiện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các hành vi vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực.
3. Tham gia công tác tổ chức, cán bộ
3.1- Tham gia với tập thể lãnh đạo và Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chủ trương, giải pháp về công tác tổ chức, bộ máy, cán bộ của Bộ Tư pháp; tham gia ý kiến với ban cán sự đảng và lãnh đạo Bộ Tư pháp về việc đánh giá, nhận xét, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử và thực hiện chính sách đối với cán bộ trong Bộ Tư pháp theo phân cấp quản lý cán bộ.
3.2- Tham gia, đề xuất cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ, đảng viên trong Bộ Tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của cấp ủy cấp trên.
4. Xây dựng tổ chức đảng
4.1- Lãnh đạo thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đề xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cùa tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
4.2- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng và cấp ủy trực thuộc thực hiện Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt; làm tốt công tác quản lý đảng viên; giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong toàn đảng bộ.
4.3- Thường xuyên quan tâm và thực hiện việc bồi dưỡng quần chúng ưu tú để kết nạp đảng viên mới; làm tốt công tác phát triển đảng viên.
4.4- Xây dựng cấp ủy có uy tín, năng lực, phẩm chất, hoạt động hiệu quả, tiêu biểu cho trí tuệ của đảng bộ, chi bộ.
4.5- Lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; bảo đảm cho các tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.
4.6- Lãnh đạo và thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
5- Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng
5.1- Lãnh đạo xây dựng các đoàn thể trong Bộ Tư pháp hoạt động đúng pháp luật và điều lệ của từng tổ chức, tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao và xây dựng đoàn thể vững mạnh.
5.2- Lãnh đạo các đoàn thể chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, làm tốt công tác quản lý, giáo dục đoàn viên, hội viên.
5.3- Phân công cấp ủy viên phụ trách công tác đoàn thể. Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, đảng ủy nghe các đoàn thể báo cáo tình hình hoạt động và có chủ trương, định hướng lãnh đạo hoạt động của từng đoàn thể.
6. Thực hiện các quyền của cấp ủy cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Được quyết định thành lập, giải thể, chia tách, sáp nhập, kiện toàn các tổ chức đảng trực thuộc; chỉ định, chuẩn y cấp ủy, ủy ban kiểm tra; phát thẻ, quản lý thẻ đảng viên, công nhận đảng viên chính thức; quyết định kết nạp lại đảng viên sau khi được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đồng ý bằng văn bản; ủy quyền cho đảng ủy cơ sở quyết định kết nạp, khai trừ đảng viên khi có đủ điều kiện, quyết định về khen thưởng, kỷ luật đảng viên theo quy định.
 
Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text