Doanh nghiệp có vốn nước ngoài bổ sung ngành nghề kinh doanh thế nào?
Công ty chúng tôi tại TP. Hồ Chí Minh đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Nay Công ty muốn kinh doanh thêm ngành nghề tư vấn du học. Công ty được biết, đối với trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngành nghề nêu trên chưa được Việt Nam cam kết thực hiện với WTO. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM không có cơ sở để cấp phép cho Công ty như các ngành nghề thông thường khác mà phải thực hiện thủ tục xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan. Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo Việt Hàn đề nghị giải đáp, việc xin ý kiến về đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay sẽ được thực hiện như thế nào?
Gửi bởi Nguyễn Linh Chi
Hỏi về việc Tổ chuyên gia, Chủ đầu tư có được phép đổi tên thiết bị trong bảng giá hợp đồng theo thông số nhà thầu chào thực tế không?
Theo quy định, hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Xin hỏi: trong quá trình thương thảo hợp đồng và trình ký hợp đồng, Tổ chuyên gia, Chủ đầu tư có được phép đổi tên thiết bị trong bảng giá hợp đồng theo thông số nhà thầu chào thực tế không (thay đổi so với tên tương ứng trong phạm vi cung cấp của gói thầu)? Việc thay đổi này có làm ảnh hưởng gì trong quá trình thực hiện hợp đồng và quyết toán dự án hay không? Có quan điểm cho rằng khi ký hợp đồng phải giữ nguyên tên thiết bị trong phạm vi cung cấp của hồ sơ mời thầu là A để phù hợp với thiết kế tổng thể và nhiều hạng mục công việc liên quan của dự án. Khi thực hiện hợp đồng và quyết toán dự án, thiết bị sử dụng cho dự án thực tế là B, tức là "có sai khác so với phạm vi cung cấp của Hợp đồng" và không được phép nghiệm thu hay thanh toán. Quan điểm này có đúng hay không?
Gửi bởi machongquan
Hỏi về cách đánh giá năng lực của nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu
Công ty A có giá trị tài sản ròng là 50 tỷ đồng, chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực bất động sản. Công ty B có giá trị tài sản ròng là 500 tỷ đồng, có trên 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực dự án bất động sản. Công ty A và B liên danh để tham gia đấu thầu gói thầu dự án bất động sản trị giá 250 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ phần tham gia vào liên danh là Công ty A chiếm 80%, Công ty B chiếm 20%. Nhà thầu ban hành tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm như sau: Giá trị tài sản ròng bình quân trong 3 năm gần nhất hơn 250 tỷ đồng thì đạt 300 điểm, có ghi chú, đánh giá trên cơ sở tổng tài sản trung bình trong 3 năm của tổng thành viên liên danh. Xin hỏi, với thông tin trên thì hiểu theo cách nào như sau thì đúng: Cách thứ nhất: Công ty A và Công ty B có giá trị tài sản ròng 3 năm gần nhất là 550 tỷ đồng, vì vậy đạt 300 điểm. Cách thứ hai: Công ty A chiếm 80% cổ phần liên danh, giá trị tài sản ròng yêu cầu là 200 tỷ đồng để được chấm đạt, nhưng Công ty A chỉ có giá trị tài sản ròng 50 tỷ đồng, vì vậy Công ty A không đạt về năng lực tài chính. Công ty B chiếm 20% cổ phần liên danh, giá trị tài sản ròng yêu cầu là 50 tỷ đồng để chấm đạt, Công ty B có giá trị tài sản ròng 500 tỷ đồng, vì vậy công ty B được chấm đạt. Tuy nhiên do thành viên liên danh là Công ty A không đạt nên liên danh (A + B ) bị chấm rớt, mất điểm hạng mục này.
Gửi bởi
Hỏi về việc đóng BHXH cho người lao động nước ngoài làm việc tại cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 124 Luật BHXH, từ 1/1/2018 người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Vậy, đã có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này? Mức lương đóng thế nào, các khoản nào phải đóng? Đối với lao động người Việt Nam, hiện công ty có các khoản ngoài lương được chi trả hàng tháng như sau: Trợ cấp chức danh (vị trí); trợ cấp kỹ năng văn phòng; trợ cấp độc hại; trợ cấp nhà ở; trợ cấp điện thoại; trợ cấp con nhỏ; trợ cấp đời sống (nếu có); thưởng chuyên cần; thưởng năng suất; hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật; hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh. Hiện công ty đang đóng bảo hiểm theo mức: Lương cơ bản + trợ cấp chức danh + trợ cấp độc hại theo quy định. Vậy, sang năm 2018, Công ty phải đóng bảo hiểm những khoản nào?
Đối với lao động người Việt Nam, hiện công ty có các khoản ngoài lương được chi trả hàng tháng như sau: Trợ cấp chức danh (vị trí); trợ cấp kỹ năng văn phòng; trợ cấp độc hại; trợ cấp nhà ở; trợ cấp điện thoại; trợ cấp con nhỏ; trợ cấp đời sống (nếu có); thưởng chuyên cần; thưởng năng suất; hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật; hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh. Hiện công ty đang đóng bảo hiểm theo mức: Lương cơ bản + trợ cấp chức danh + trợ cấp độc hại theo quy định. Vậy, sang năm 2018, Công ty phải đóng bảo hiểm những khoản nào?
Gửi bởi Hoàng Văn Việt
Xin tư vấn giúp chúng tôi về cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ hoa hồng, đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp; cho thuê tài sản.
Hỏi về cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ hoa hồng, đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp; cho thuê tài sản. Trân trọng cảm ơn.
Gửi bởi hoangthimai