Hỏi: Doanh nghiệp nước ngoài có được mua và cho thuê nhà tại Việt Nam?

Xin được giải đáp một số quy định về việc mua nhà ở, văn phòng làm việc và quyền cho thuê nhà của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Công ty 100% vốn nước ngoài. Chủ công ty hiện có 2 công ty hoạt động tại Việt Nam. Công ty A chuyên về kế toán – kiểm toán, công ty B chuyên về tư vấn đầu tư tài chính. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty A không có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty B có ngành nghề kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê – mã số ngành cấp 3 là 681. Cả 2 công ty có 100% vốn nước ngoài.
Người chủ công ty đang muốn một trong hai công ty của mình đứng tên mua 1 tòa nhà văn phòng, hoặc mua 1 nhà ở với mục đích làm trụ sở của công ty, nếu không sử dụng hết thì cho thuê phần diện tích chưa sử dụng.
Xin hỏi, công ty A hoặc công ty B có được phép mua nhà ở (công năng của công trình trên đất là nhà ở, hoặc công năng của công trình trên đất là nhà văn phòng) thuộc sở hữu cá nhân người Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức trong nước hoặc tổ chức nước ngoài để làm trụ sở, văn phòng làm việc hay không? Nếu được phép mua nhà ở, thì có được phép chuyển đổi công năng thành văn phòng không? Sau khi đã có quyền sở hữu thì có được phép cho thuê một phần hoặc toàn bộ diện tích căn nhà hay không?
Sau một thời gian sở hữu, sử dụng, nếu công ty A hoặc công ty B muốn bán tòa nhà để thu hồi lại vốn thì có được phép bán hay không?

Gửi bởi hoanglinh@yahoo.com

Hỏi về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Công ty tôi có đối tác nước ngoài (Hàn Quốc) muốn giao hàng vải cho Công ty gia công in hàng may mặc, nhưng Công ty không trực tiếp mở tờ khai nhận hàng vải với Công ty ở Hàn Quốc mà nhận vải theo chỉ định của bên Hàn quốc tại một công ty ở Thanh Hóa.
Sau khi Công ty in hàng xong sẽ giao trả lại cho công ty ở Thanh Hóa rồi gửi báo cáo số lượng cho bên Hàn Quốc để bên Hàn Quốc thanh toán tiền cho Công ty tôi.
Xin hỏi: công ty tôi có phải làm thủ tục mở tờ khai hải quan khi nhập hàng và xuất hàng không? Nếu mở thì sẽ làm thủ tục nhập xuất theo hình thức nào? Nếu không mở tờ khai thì Công ty có phải xuất hóa đơn GTGT không và thuế suất bao nhiêu?

Gửi bởi nguyenthiuong@gmail.com

Hỏi về trường hợp Giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán hết hạn

Công ty tôi có 5 kiểm toán viên. Ngày 01/12/2017, 1 kiểm toán viên của Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn theo Điểm a, Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 202/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Theo quy định, doanh nghiệp kiểm toán cần có đủ tối thiểu là 5 kiểm toán viên. Ông Quang hỏi, Công ty ông muốn tiếp tục hoạt động sẽ cần tuyển thêm kiểm toán viên, vậy có cần làm khai báo lại hồ sơ của cả 5 kiểm toán viên không? Nếu không, Công ty ông phải làm thủ tục như thế nào để có thể tiếp tục hoạt động?

Gửi bởi Trần Quang Huy

Hỏi về việc xác định dự án có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay không?

Trường hợp dự án có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Công ty tôi là công ty TNHH trên hai thành viên do một công ty nước ngoài liên doanh với một doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo dạng dự án đầu tư.
Xin hỏi: dự án của công ty của ông có phải là dự án đầu tư phát triển và phải tuân theo Luật Đấu thầu không?

Gửi bởi Lê Văn Khương

Hỏi về quy định ấn định thuế nếu doanh nghiệp không chứng minh được trị giá khai báo

Việc cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế khi doanh nghiệp không chứng minh được nghi vấn về trị giá trong quá trình tham vấn là phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, không nhất thiết phải thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Hiện Công ty tôi đang gặp vướng mắc về việc xác định trị giá hải quan đối với lô hàng công ty nhập khẩu. Cụ thể, tại Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra trị giá hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan để xác định các trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và các trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ.
Căn cứ biên bản tham vấn, các chứng từ tài liệu do người khai hải quan bổ sung, cơ quan hải quan xử lý kết quả tham vấn. Cụ thể tại đoạn g.2.2, Điểm g.2, Khoản 3 có quy định xử lý như sau:
"g.2) Thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định trong các trường hợp sau:
g.2.1) Quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn hoặc quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan không khai bổ sung theo quy định tại điểm g.1 khoản này;
g.2.2) Người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan".
Dựa trên văn bản pháp luật được tra cứu nêu trên, Công ty tôi có quan điểm như sau:
Sau khi tham vấn nếu khách hàng Công ty không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan phải thực hiện sang thủ tục kiểm tra sau thông quan như quy định tại g.2.2, Điểm g.2, Khoản 3, Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để xác định trị giá hải quan.
Tuy nhiên, hiện nay có quan điểm sau khi tham vấn mà doanh nghiệp không đồng ý giá tham vấn thì cơ quan hải quan không nhất thiết phải thực hiện thủ tục kiểm tra sau thông quan theo quy định tại g.2.2, Điểm g.2, Khoản 3, Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC mà ra quyết định ấn định thuế luôn.
Quan điểm của Công ty, việc ra quyết định ấn thuế mà không thực hiện thủ tục kiểm tra sau thông quan sẽ làm mất cơ hội bảo vệ trị giá hải quan của doanh nghiệp, đồng thời việc ra quyết định ấn định thuế luôn sẽ trái với tiết g.2.2, Điểm g.2, Khoản 3, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra trị giá hải quan.
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH IPIC hỏi, việc ra quyết định ấn thuế sau khi tham vấn giá mà không thực hiện thủ tục kiểm tra sau thông quan có đúng không? Theo căn cứ pháp luật nào?

Gửi bởi Vũ Hải Yến