Đại diện theo ủy quyền

Công ty A: Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước
Công ty B: Công ty cổ phần có 25% vốn góp của Công ty A
Công ty C: Công ty TNHH MTV 100% vốn góp của Công ty B
Ông Nguyễn Văn A là Phó giám đốc đơn vị phụ thuộc của Cty A, đồng thời là người đại diện 10% phần vốn góp của Cty A tại Cty B, có sở hữu cổ phần tại Cty B, là thành viên HĐQT Cty B: Có được kiêm là Giám đốc Cty C?
(khoản 3 Điều 81 Luật DN: Điều kiện là GĐ Cty TNHH MTV "không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật DN"
Khoản 2 Điều 18: Cá nhân kg có quyền quản lý DN: "Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DN, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của NN tại DN khác").
 
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Doanh nghiệp thì một trong những tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp thì Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Như vậy, mấu chốt của vấn đề ở trong tình huống này là (1) Ông Nguyễn Văn A có phải là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước hay không và (2) Ông Nguyễn Văn A có phải là người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác hay không.
 

Gửi bởi

Hỏi về bán doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi bán doanh nghiệp của mình có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp phát sinh trước ngày chuyển giao doanh nghiệp không?

Gửi bởi Pham Nguyet Hang

Hỏi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn.

Doanh nghiệp A đóng trên địa bàn thành phố H. Ngày 15/7/2017, doanh nghiệp này nhận in hóa đơn đặt in cho doanh nghiệp B (không ký hợp đồng bằng văn bản). Ngày 25/7/2017, doanh nghiệp A quyết định chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng in hóa đơn cho doanh nghiệp C. Ngày 3/8/2017, doanh nghiệp C bán hóa đơn đặt in của doanh nghiệp B cho doanh nghiệp D cũng có trụ sở tại thành phố H. Vậy hành vi VPHC là gì và hình thức xử lý? 

Gửi bởi hangptl

Hỏi về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp M chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu. Ngày 10/6/2017, qua kiểm tra đột xuất, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện doanh nghiệp này đang phân phối mặt hàng sữa bột trẻ em có nhãn gốc bằng Tiếng Anh nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt (giá trị hàng hoá khoảng 60 triệu đồng) đồng thời đang kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng công dụng giảm cân có dấu hiệu của việc tự ý thay đổi nhãn gốc (giá trị hàng hoá vi phạm khoảng 45 triệu đồng).
  • Hỏi:
  1. Thẩm quyền xử phạt và mức xử phạt đối với VPHC của doanh nghiệp M? Biết rằng, theo quy định tại Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hành vi thứ nhất bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng; hành vi thứ hai phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
  2. Giả sử, sau khi bị lập biên bản về các hành vi vi phạm nói trên, doanh nghiệp M tuyên bố ngừng hoạt động. Vậy chủ thể có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp M không?
  3. Thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC đối với doanh nghiệp M? Nếu người có thẩm quyền để quá thời hạn ra quyết định xử phạt thì giải quyết như thế nào?
  4. Những căn cứ giúp chủ thể có thẩm quyền xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính nói trên?
 

Gửi bởi lehangbtp@yahoo.com

Tình huống giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông về quyết định chủ trương đầu tư

         Tình huống:
         Ông Nguyễn Văn A có dự án đầu tư xưởng sản xuất đồ mộc dân dụng (thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể; Đề xuất dự án đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của ngân hàng BIDV) với các thông tin cơ bản sau:
         - Chủ đầu tư: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A
         - Tên dự: Dự án đầu tư xưởng sản xuất mộc dân dụng.
         - Địa điểm: Cụm CN Nhật Tân, huyện Kim Bảng.
         - Vốn đầu tư: 10.000 triệu đồng.
         - Diện tích sử dụng: 4.900 m2.
         - Lao động sử dụng: 15 người.
         Câu hỏi pháp lý:
         1. Với trường hợp hồ sơ dự án nêu trên, thì thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư là UBND tỉnh hay UBND huyện Kim Bảng?
         2. Thẩm quyền cho giao đất, cho thuê đất?
         3. Thành phần hồ sơ có hợp lệ không?


 

Gửi bởi