Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ tư (tháng 2/1948) đã "tuyên thệ" gì sau khi nhận được Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh
16/06/2014
Hội nghị tư pháp toàn quốc lần thứ tư được tổ chức vào tháng 2/1948. Do hoàn cảnh đất nước đang kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy không thể đến dự nhưng Người vẫn hết sức quan tâm, gửi Thư động viên, nhắc nhở toàn ngành Tư pháp tiếp tục phải có những đóng góp to lớn trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến. Các tư liệu lịch sử của ngành Tư pháp cho thấy Hội nghị Tư pháp đã thảo luận và thông qua một văn bản thiêng liêng "tuyên thệ" với Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự tuyệt đối trung thành, quyết tâm bảo vệ các giá trị dân chủ và tinh thần tận tụy, phụng sự Tổ quốc để cho "Pháp luật được tôn trọng"...
Giới thiệu về những tư liệu lịch sử quý về Ngành Tư pháp
05/06/2014
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945-28/8/2015), nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống, những đóng góp của Ngành Tư pháp Việt Nam trong 70 năm xây dựng và trưởng thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, niềm tin, tinh thần phấn khởi, tự hào về Bộ, Ngành Tư pháp, từ nay đến ngày 28/8/2014, Văn phòng Bộ sẽ giới thiệu những tư liệu lịch sử quý về Ngành Tư pháp từ khi cách mạng tháng Tám thành công đến những năm đầu đổi mới hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Bộ Tư pháp.
Tổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam quá trình hình thành và phát triển
31/05/2010
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bình đẳng, công bằng trong hoạt động tư pháp cần được tôn trọng hơn bao giờ hết. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động tư pháp, Nhà nước ta đã từng bước thể chế hoá các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong các văn bản pháp luật như: Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Luật sư…