CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG THÔNG TƯ SỐ
08/2011/TT-BTP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Trần Thị Diệu Thúy[1]
I. CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP
LUẬT ĐÃ CÓ TRONG THÔNG TƯ SỐ 08/2011/TT-BTP
Việc rà soát các chỉ tiêu ở nội dung này được thực hiện dựa
trên cơ sở các tiêu chí quy định tại các Điều 8, 9 và 10 Chương II Nghị định số
59/2012/NĐ-CP.
1. Một số chỉ tiêu liên quan đến tính kịp thời, đầy đủ, đồng
bộ, thống nhất và khả thi của văn bản QPPL
Liên quan đến đánh giá về tính kịp thời, tính đầy đủ, tính
đồng bộ, thống nhất và khả thi của văn bản QPPL nói chung, Thông tư số
08/2011/TT-BTP có 02 nhóm chỉ tiêu cơ bản như sau:
1,1. Nhóm chỉ tiêu về xây dựng văn bản QPPL
- “Số văn bản QPPL do HĐND và UBND các cấp chủ trì soạn
thảo”
“Số văn bản QPPL do HĐND và UBND các cấp chủ trì soạn thảo
đã được ban hành”
- “Số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, Ngành chủ trì soạn
thảo”
“Số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, Ngành chủ trì soạn
thảo đã được ban hành”
Các chỉ tiêu này tuy có thể hiện ở mức độ nhất định về tình
hình ban hành văn bản QPPL tại địa phương và các Bộ, Ngành (cụ thể là có thể
đánh giá về mức độ hoàn thành các văn bản được giao chủ trì soạn thảo trong kỳ
báo cáo, so sánh tương quan số lượng văn bản ban hành nhiều hơn, ít hơn giữa
các địa phương, các Bộ, Ngành…) nhưng các chỉ tiêu này chưa đánh giá được về
tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản QPPL trong kỳ báo cáo.
1.2. Nhóm chỉ tiêu về kiểm tra văn bản QPPL
- Số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật trong tương quan
so sánh với 3 chỉ tiêu như: Số văn bản QPPL đã tự kiểm tra, số văn bản QPPL đã
tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền, số văn bản QPPL đã ban hành trong kỳ báo
cáo.
Việc so sánh này sẽ xác định được tỷ lệ văn bản QPPL phát
hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo. Nếu thống kê có ít văn bản trái pháp luật
có thể đưa đến đánh giá về tính đồng bộ của pháp luật, chất lượng xây dựng văn
bản QPPL tốt nhưng cũng chưa đánh giá được tính khả thi; và trong một số trường
hợp thống kê ít văn bản trái pháp luật cũng có thể do năng lực kiểm tra hạn
chế, không phát hiện hoặc bỏ qua lỗi trái pháp luật, hoặc cũng không loại trừ
khả năng số liệu thống kê không chính xác, cố ý báo cáo sai lệch số liệu…
- Số lỗi trái pháp luật trong các VBQPPL đã được phát hiện
trái pháp luật (với 05 phân tổ phân tích chi tiết các lỗi trái pháp luật: trái
về căn cứ pháp lý, trái về thẩm quyền ban hành, trái về nội dung văn bản, trái
về trình tự thủ tục và trái về thể thức kỹ thuật trình bày).
Việc thống kê chi tiết các loại lỗi trái pháp luật cho phép
đánh giá phần nào về chất lượng, tính thống nhất và khả thi của văn bản QPPL
được ban hành trong kỳ báo cáo (trong một số trường hợp còn bao gồm cả số văn
bản QPPL được ban hành trong kỳ báo cáo trước, đến kỳ báo cáo này mới thực hiện
kiểm tra).
Tuy nhiên, cũng giống như nhóm chỉ tiêu về xây dựng văn bản
QPPL, nhóm chỉ tiêu về kiểm tra văn bản QPPL cũng chỉ cho phép đánh giá phần
nào về chất lượng, tính thống nhất và khả thi của văn bản QPPL được ban
hành trong kỳ báo cáo mà chưa đánh giá được về tính hiệu quả, đồng bộ, thống
nhất và khả thi của văn bản QPPL phải ban hành trong kỳ báo cáo.
2. Một số chỉ tiêu liên quan đến tình hình bảo đảm các điều
kiện cho thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật
2.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tình hình bảo đảm các điều
kiện cho thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật nói chung
Thông tư số 08/2011/TT-BTP quy định một số chỉ tiêu về phổ biến pháp luật, trong đó:
a) Nhóm chỉ tiêu về hình thức tuyên truyền pháp luật và số
lượng tài liệu tuyên truyền pháp luật được phát miễn phí, gồm 12 chỉ tiêu:
(1) Số cuộc tuyên truyền miệng pháp luật;
(2) Số lượt người được tuyên truyền miệng pháp luật;
(3) Số lượng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật
trên báo, tạp chí, đài phát thanh- truyền hình cấp tỉnh;
(4) Số chương trình tuyên truyền pháp luật được thực hiện
trên đài truyền thanh cấp huyện;
(5) Số chương trình tuyên truyền pháp luật được thực hiện
trên hệ thống truyền thanh cấp xã;
(6) Số cuộc thi tìm hiểu pháp luật;
(7) Số lượt người dự thi tìm hiểu pháp luật;
(8) Số câu lạc bộ pháp luật;
(9) Số người là thành viên câu lạc bộ pháp luật;
(10) Số lượng tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị;
(11) Số lượng tủ sách pháp luật cấp xã;
(12) Số lượt người đọc mượn.
13) Số lượng tài liệu tuyên truyền pháp luật được phát hành
miễn phí (chia theo loại tài liệu: tờ rơi, tờ gấp, sách, băng-đĩa hình,
băng-đĩa tiếng, tài liệu khác).
* Đánh giá:
- Phần lớn các chỉ tiêu này đều phản ánh kết quả hoạt động
phổ biến pháp luật và phần nào phản ánh tính đầy đủ của việc phổ biến pháp luật
thông qua việc địa phương đó có triển triển khai hay không triển khai hoạt động
tuyên truyền pháp luật ở địa phương. Nếu có triển khai thì sẽ có số liệu thống
kê phản ánh được mức độ, quy mô triển khai, mức độ thu hút sự quan tâm của
người được tuyên truyền đối với việc tuyên truyền pháp luật.
- Một số ít chỉ tiêu phản ánh hạn chế tính đầy đủ và hiệu
quả của tuyên tryền pháp luật:
+ Chỉ tiêu “Số lượng tủ sách pháp luật cấp xã” đánh giá được
mức độ đầy đủ của việc xây dựng tủ sách pháp luật cấp xã (Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý,
khai thác Tủ sách pháp luật quy định mức chi tối thiểu cho mỗi tủ sách pháp
luật cấp xã là 2 triệu đồng/năm. Hàng năm, dựa trên số lượng đơn vị hành
chính cấp xã được công bố trong Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và số
liệu thống kê về số lượng tủ sách pháp luật cấp xã sẽ đánh giá được tính đầy đủ
của việc xây dựng tủ sách pháp luật cấp xã).
+ Chỉ tiêu “Số lượt người đọc mượn” phản ánh mức độ quan tâm
của người dân tại địa phương đối với tủ sách pháp luật, qua đó phản ánh hiệu
quả của tủ sách pháp luật, hiệu quả của việc tuyên truyền pháp luật.
- Các chỉ tiêu này chưa đánh giá được tính kịp thời, phù hợp
của hoạt động phổ biến pháp luật.
b) Nhóm chỉ tiêu về tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn
nhân lực thực hiện việc phổ biến pháp luật,
gồm 06 chỉ tiêu:
(1) Chỉ tiêu về số lượng cán bộ tư pháp thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật (phân tổ chi tiết đến trình độ chuyên môn Luật
(trung cấp; đại học, sau đại học) và chuyên môn khác);
(2) Chỉ tiêu về số lượng pháp chế thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật (phân tổ chi tiết đến trình độ chuyên môn Luật (trung
cấp; đại học, sau đại học) và chuyên môn khác);
(3) Số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã;
(4) Số báo cáo viên cấp huyện;
(5) Số báo cáo viên cấp tỉnh;
(6) Số báo cáo viên cấp trung ương;
2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tình hình bảo đảm các điều
kiện cho thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể
Thông tư số 08/2011/TT-BTP có một số chỉ tiêu đánh giá về
tình hình bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật trong
một số lĩnh vực cụ thể như: hòa giải ở cơ sở, công chứng, luật sư, bán đấu giá,
giám định tư pháp
a) Trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở
- Nhóm chỉ tiêu về tập huấn, phổ biến pháp luật:
Chỉ tiêu “Số lượt tổ viên tổ hòa giải được bồi dưỡng nghiệp
vụ hòa giải, kiến thức pháp luật” và “số tổ viên tổ hòa giải chưa được bồi
dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật”: Đánh giá được tính kịp thời của
hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật đối với các tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở
thực hiện nhiệm vụ hòa giải trong kỳ báo cáo trên địa bàn xã, huyện, tỉnh,
trung ương.
Nếu so sánh số liệu thống kê về chỉ tiêu này và chỉ tiêu về
“số vụ việc hòa giải thành” giữa các địa phương có thể thấy được hiệu quả của
việc bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật.
- Nhóm chỉ tiêu về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực:
+ Chỉ tiêu “Số tổ hòa giải”/”Số thôn tổ dân phố và tương đương”:
đánh giá được mức độ đầy đủ của tổ hòa giải ở cơ sở.
+ Chỉ tiêu “Số tổ viên tổ hòa giải” (phân tổ chi tiết đến
thành phần tổ hòa giải (Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, Bí thư Chi bộ, Cán bộ
Mặt trận và các tổ chức thành viên, Già làng, chức sắc tôn giáo, thành phần
khác; Trình độ chuyên môn Luật (trung cấp; đại học, sau đại học), chuyên môn
khác và chưa qua đào tạo): Đánh giá được uy tín, trình độ của tổ viên tổ
hào giải, qua đó phần nào đánh giá được mức độ đáp ứng của tổ viên tổ hòa giải
ở cơ sở.
- Nhóm chỉ tiêu về áp dụng pháp luật:
Chỉ tiêu “Số vụ việc hòa giải thành”, “Số vụ việc hòa giải
không thành”, “Số vụ việc đang hòa giải”/“Số vụ việc tiếp nhận hòa giải”: đánh
giá được kết quả giải quyết yêu cầu của hộ gia đình, cá nhân đối với các vụ
việc được tiếp nhận để hòa giải ở cơ sở trong kỳ báo cáo. Kết quả này cũng phần
nào phản ánh tính chính xác, hiệu quả trong áp dụng pháp luật về hòa giải.
b) Trong lĩnh vực công chứng, luật sư, bán đấu giá tài sản
và giám định tư pháp:
- Nhóm chỉ tiêu về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực:
+ Lĩnh vực công chứng: Có 02 chỉ tiêu, “Số tổ chức hành nghề
công chứng” và “Số công chứng viên”.
+ Lĩnh vực Luật sư: Có 04 chỉ tiêu, “Số tổ chức hành nghề
luật sư (TCHNLS) tại địa phương”, “Số Chi nhánh của TCHNLS trong nước tại địa
phương”, “Số Văn phòng giao dịch của TCHNLS trong nước tại địa phương” và “Số
luật sư hành nghề tại địa phương”.
+ Lĩnh vực bán đấu giá tài sản: Có 05 chỉ tiêu, “số tổ chức
bán đấu giá tài sản”, “Số Hội đồng BĐGTS cấp huyện”, “Số Hội đồng BĐGTS trong trường
hợp đặc biệt”, “Số đấu giá viên”, “Số nhân viên khác”.
+ Lĩnh vực giám định tư pháp: Có 02 chỉ tiêu:
“Số Giám định viên tư pháp” và “Số người giám định tư pháp
theo vụ việc” trên địa bàn tỉnh (phân tổ chi tiết đến Số Giám định viên tư
pháp, Số người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực Pháp y, Pháp y tâm
thần, Kỹ thuật hình sự, Văn hóa, Tài chính kế toán, Xây dựng, Giao thông vận
tải, Thông tin truyền thông, Nông, lâm nghiệp và khác).
“Số Giám định viên tư pháp” tại các tổ chức giám định tư
pháp ở Trung ương (phân tổ chi tiết đến số Giám định viên tư pháp trong lĩnh
vực Pháp y, Pháp y tâm thần, Kỹ thuật hình sự).
Đánh giá:
Nếu so với số lượng đơn vị hành chính thì các chỉ tiêu ở 4
lĩnh vực này có thể cho phép đánh giá được tính đủ ở mức độ đã có hay chưa có
tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo đảm thực hiện các hoạt động trong từng
lĩnh vực. Nhưng các chỉ tiêu này chưa đánh giá được tính phù hợp, mức độ đáp
ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật trong từng lĩnh vực.
Nếu kết hợp đánh giá đồng thời các chỉ tiêu về nguồn nhân
lực này với kết quả công chứng, kết quả hoạt động trong lĩnh vực luật sư, bán
đấu giá tài sản, giám định tư pháp thể hiện qua các chỉ tiêu được liệt kê dưới
dây và nếu so sánh giữa các địa phương với nhau hay so sánh ở cùng một địa
phương trong các năm khác nhau, thì cũng có thể đưa ra một số đánh giá về chất
lượng, tính phù hợp, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực.
- Nhóm chỉ tiêu về áp dụng pháp luật
+ Lĩnh vực công chứng: Có 01 chỉ tiêu “Số lượng việc công
chứng hợp đồng (HĐ), giao dịch” (phân tổ chi tiết đến loại hợp đồng, giao dịch:
“Công chứng HĐ chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền
sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất”, “Công chứng HĐ mua bán, tặng
cho, góp vốn bằng tài sản khác”, “Công chứng HĐ thuê quyền sử dụng đất, thuê
tài sản”, “Công chứng HĐ vay tiền, thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, HĐ bảo
lãnh”, “Công chứng di chúc và các giao dịch về thừa kế khác”, “Công chứng văn
bản bán đấu giá bất động sản”, “Công chứng HĐ ủy quyền, giấy ủy quyền”, “Công
chứng HĐ, giao dịch khác”, “Nhận lưu giữ di chúc”, “Cấp bản sao văn bản công
chứng”.
+ Lĩnh vực Luật sư: Có 01 chỉ tiêu “Số việc thực hiện ”
(phân tổ chi tiết đến loại việc thực hiện: Số việc tham gia tố tụng (Hình sự,
dân sự và HNGĐ, Kinh tế, thương mại, Hành chính, Lao động); Số việc tư vấn pháp
luật (thường xuyên, theo vụ việc, theo hình thức khác); Đại diện ngoài tố tụng;
Dịch vụ pháp lý khác và Trợ giúp pháp lý miễn phí ).
+ Lĩnh vực bán đấu giá tài sản: Có 05 chỉ tiêu, “Số hợp đồng
đã ký”, “Số hợp đồng bán đấu giá thành”, “Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện” “Số
cuộc bán đấu giá thành”, “Giá của tài sản bán đấu giá (Giá khởi điểm, Giá bán,
Chênh lệch”.
+ Lĩnh vực giám định tư pháp: Có 02 chỉ tiêu:
“Số vụ việc đã thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan
tiến hành tố tụng” (phân tổ chi tiết đến loại việc thực hiện giám định: Pháp y,
Pháp y tâm thần, Kỹ thuật hình sự, Văn hóa, Tài chính kế toán, Xây dựng, Giao
thông vận tải, Thông tin truyền thông, Nông, lâm nghiệp, Khác);
“Số vụ việc đã thực hiện giám định theo yêu cầu của cá nhân,
tổ chức” (phân tổ chi tiết đến loại việc thực hiện giám định: Pháp y, Pháp y
tâm thần, Kỹ thuật hình sự).
Đánh giá:
Phần lớn các chỉ tiêu này chỉ phản ánh được một phần hoạt
động áp dụng pháp luật; tuy thể hiện kết quả công chứng, kết quả hoạt động
trong lĩnh vực luật sư, bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp nhưng kết quả
thể hiện còn chung chung. Nếu sử dụng số liệu thống kê để so sánh giữa các năm,
có thể phần nào đánh giá được nhu cầu của xã hội đối với 4 lĩnh vực này thông
qua con số tăng, giảm. Nhưng các kết quả từ các chỉ tiêu này chưa đánh giá được
tính chính xác trong áp dụng pháp luật của từng lĩnh vực (vì chưa có thống kê
về số lượng vụ việc bị khiếu nại, tố cáo, bị xử lý vi phạm) và cũng chưa đánh
giá được khả năng đáp ứng của các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư, các tổ
chức bán đấu giá tài sản và các tổ chức giám định đối với yêu cầu của cá nhân,
tổ chức (vì chưa có thống kê số yêu cầu của cá nhân, tổ chức chưa được giải
quyết).
Riêng trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, có thể đánh giá
một cách hạn chế về khả năng giải quyết của các tổ chức bán đấu giá tài sản đối
với yêu cầu của cá nhân, tổ chức về bán đấu giá tài sản. Từ các phép tính tỷ lệ
% “Số hợp đồng bán đấu giá thành”/“Số hợp đồng đã ký”; “Số cuộc bán đấu giá
thành”/“Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện”; “Chênh lệch” giữa giá bán và
giá khởi điểm/“Giá khởi điểm” sẽ cho đánh giá hiệu quả của hoạt động bán đấu
giá tài sản.
II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỈ TIÊU MỚI VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP
LUẬT THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2012/NĐ-CP
1. Một số chỉ tiêu mới đánh giá về tình hình ban hành văn
bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Chỉ tiêu phản ánh tính kịp thời, đầy đủ của việc ban
hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Gồm 03 chỉ tiêu:
(1) Số lượng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) phải ban hành
trong kỳ báo cáo: Phân tổ chi tiết theo loại văn bản QPPL phải ban hành (Nghị
quyết của Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh, quyết định của CTN; Nghị định;
Quyết định của TTCP; Thông tư của Bộ, Ngành, Nghị quyết của HĐND, Quyết định và
Chỉ thị của UBND)
(2). Số lượng văn bản QPPL phải ban hành đã được ban hành:
Phân tổ kép
- Chia theo loại văn bản QPPL được ban hành (Nghị
quyết của Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh, quyết định của CTN; Nghị định;
Quyết định của TTCP; Thông tư của Bộ, Ngành, Nghị quyết của HĐND, Quyết định và
Chỉ thị của UBND);
- Chia theo tiến độ ban hành văn bản (đúng tiến độ; chậm
tiến độ (chậm dưới 1 năm, chậm từ 1 đến dưới 2 năm, chậm từ 2 năm trở lên).
(3) Số lượng văn bản QPPL phải ban hành nhưng chưa được ban
hành: Phân tổ kép
- Chia theo loại văn bản QPPL được ban hành (Nghị quyết
của Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh, quyết định của CTN; Nghị định; Quyết
định của TTCP; Thông tư của Bộ, Ngành, Nghị quyết của HĐND, Quyết định và Chỉ
thị của UBND);
- Chia theo mức độ chậm ban hành văn bản (chậm dưới 1 năm,
chậm từ 1 đến dưới 2 năm, chậm từ 2 năm trở lên).
1.2. Chỉ
tiêu phản ánh tính thống nhất, đồng bộ của văn bản
Gồm 02 chỉ tiêu:
(1) Số lượng văn bản QPPL không thống nhất, không đồng bộ và
tính khả thi không cao: Phân tổ kép
- Chia theo loại văn bản QPPL không thống nhất, không đồng
bộ và tính khả thi không cao (Nghị quyết của Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH;
Lệnh, quyết định của CTN; Nghị định; Quyết định của TTCP; Thông tư của Bộ,
Ngành, Nghị quyết của HĐND, Quyết định và Chỉ thị của UBND);
- Chia theo mức độ không thống nhất, không đồng bộ và không
khả thi:
+ Số văn bản QPPL ban hành không đúng thẩm quyền
+ Số văn bản QPPL ban hành trái pháp luật về nội dung
+ Số văn bản QPPL ban hành không đúng trình tự, thủ tục
Trong trường hợp một văn bản phát hiện từ 02 lỗi trở lên thì
chỉ tính vào một nhóm và xếp theo thứ tự như sau: thẩm quyền, nội dung, trình
tự thủ tục. Ví dụ: Một văn bản có 3 vừa ban hành không đúng thẩm quyền, trình
tự, thủ tục vừa trái pháp luật về nội dung thì chỉ tính là 1 văn bản và xếp vào
nhóm không đúng thẩm quyền.
Chú ý: Chỉ tiêu “Số lượng văn bản QPPL không thống nhất,
không đồng bộ và tính khả thi không cao” thống kê trên cơ sở chỉ tiêu số 2
khoản 1 mục I phần B chuyên đề này “số văn bản QPPL phải ban hành đã được ban
hành trong kỳ báo cáo”).
(2) Số lượng văn bản QPPL không thống nhất, không đồng bộ và
tính khả thi không cao đã được xử lý: Phân tổ kép
- Chia theo loại văn bản QPPL đã được xử lý (Nghị quyết của
Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh, quyết định của CTN; Nghị định; Quyết
định của TTCP; Thông tư của Bộ, Ngành, Nghị quyết của HĐND, Quyết định và Chỉ
thị của UBND);
- Chia theo cách thức xử lý (Đình chỉ, Hủy bỏ, khác)
2. Một số chỉ tiêu đánh giá về tình hình bảo đảm các điều
kiện cho thi hành pháp luật
2.1. Chỉ tiêu phản ánh tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và
hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật
Gồm 03 chỉ tiêu:
(1) Số cuộc tập huấn, tuyền truyền miệng pháp luật về việc
triển khai thực hiện các văn bản QPPL phải ban hành đã được ban hành trong kỳ
báo cáo
- Chia theo loại văn bản QPPL là nội dung cơ bản của cuộc
tập huấn, tuyên truyền (Nghị quyết của Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh,
quyết định của CTN; Nghị định; Quyết định của TTCP; Thông tư của Bộ, Ngành,
Nghị quyết của HĐND, Quyết định và Chỉ thị của UBND);
- Số người tham dự tập huấn, tuyên truyền miệng pháp luật
(cán bộ công chức chịu trách nhiệm thi hành; cá nhân, tổ chức chịu sự tác động
trực tiếp được phổ biến, hướng dẫn thi hành).
(2) Số lần phát sóng trên đài truyền thanh xã, huyện, tỉnh;
đài truyền hình tỉnh về tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đối
với các văn bản QPPL phải ban hành đã được ban hành trong kỳ báo cáo
Chia theo loại văn bản QPPL là nội dung cơ bản của lần phát
sóng (Nghị quyết của Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh, quyết định của CTN;
Nghị định; Quyết định của TTCP; Thông tư của Bộ, Ngành, Nghị quyết của HĐND,
Quyết định và Chỉ thị của UBND).
(3) Số lượng tài liệu được phát miễn phí
Chia theo loại văn bản QPPL là nội dung cơ bản thể hiện trong
tài liệu phát miễn phí (Nghị quyết của Quốc hội; Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh,
quyết định của CTN; Nghị định; Quyết định của TTCP; Thông tư của Bộ, Ngành,
Nghị quyết của HĐND, Quyết định và Chỉ thị của UBND).
2.2. Chỉ tiêu phản ánh tính phù hợp của tổ chức bộ máy, mức
độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật
Gồm 04 chỉ tiêu:
(1) Số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải thành lập
mới để thực hiện nhiệm vụ nêu tại các văn bản QPPL trong kỳ báo cáo (phân tổ
chi tiết theo loại cơ quan, đơn vị phải thành lập ở các cấp (trung ương, tỉnh,
huyện, xã)).
(2) Số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải thành lập
mới đã được thành lập (phân tổ chi tiết theo loại cơ quan, đơn vị mới được
thành lập ở các cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã)).
(3) Số lượng biên chế và yêu cầu trình độ đối với biên chế
được giao cho các cơ quan, đơn vị thành lập mới (phân tổ chi tiết theo biên chế
được giao cho mỗi loại cơ quan, đơn vị mới được thành lập ở các cấp (trung
ương, tỉnh, huyện, xã)).
(4) Số lượng biên chế thực hiện và trình độ thực tế của biên
chế thực hiện tại các cơ quan, đơn vị thành lập mới (phân tổ chi tiết theo biên
chế thực hiện tại cơ quan, đơn vị mới được thành lập ở các cấp (trung ương,
tỉnh, huyện, xã)).
2.3. Chỉ tiêu phản ánh mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật
chất bảo đảm cho thi hành pháp luật
Gồm 04 chỉ tiêu:
(1) Số kinh phí được cấp, hỗ trợ để xây dựng các văn bản
QPPL
(2) Số kinh phí được cấp, hỗ trợ để thực hiện các hoạt động
về tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật
(3) Số kinh phí được cấp đảm bảo hoạt động của cơ quan đơn
vị mới thành lập (Kính phí xây dựng, thuê trụ sở, trang thiết bị làm việc,
lương, phụ cấp, điện, nước….)
(4) Kinh phí thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra
Các chỉ tiêu này đều được phân tổ chi tiết theo 4 cấp (trung
ương, tỉnh, huyện, xã)).
3. Một số chỉ tiêu đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật
Các chỉ tiêu được đề xuất dưới đây (ngoài phân tổ nêu tại
mỗi chỉ tiêu), đều được phân tổ chi tiết theo nội dung về: cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng; cấp chứng nhận, chứng chỉ liên quan đến trình độ
học vấn, chuyên môn; cấp giấy đăng ký kinh doanh; cấp giấy đăng ký hộ tịch,
nhân thân; …), gồm 12 chỉ tiêu:
(1) Số yêu cầu của cá nhân, tổ chức được gửi đến cơ quan nhà
nước và người có thẩm quyền
(2) Số yêu cầu của cá nhân, tổ chức được cơ quan nhà
nước và người có thẩm quyền thụ lý giải quyết
(3) Số yêu cầu của cá nhân, tổ chức được thụ lý đã
giải quyết xong (Chia theo thời gian giải quyết vụ việc (đúng thời hạn, chậm
(kéo dài một khoảng thời gian dưới mức để giải quyết vụ việc theo đúng kỳ hạn,
kéo dài một khoảng thời gian từ mức để giải quyết vụ việc theo đúng kỳ hạn trở
lên)
(4) Số yêu cầu của cá nhân, tổ chức được thụ lý chưa được
giải quyết, chuyển kỳ sau
(5) Số việc có đơn khiếu nại, tố cáo
(6) Số việc có đơn khiếu nại, tố cáo được thụ lý
(7) Số việc có đơn khiếu nại, tố cáo được thụ lý đã được
giải quyết
(8) Số việc có đơn khiếu nại, tố cáo được thụ lý chưa được
giải quyết, chuyển kỳ sau
(9) Số cuộc thanh tra, kiểm tra (thường kỳ, đột xuất)
(10) Số vụ vi phạm phát hiện được (đối tượng vi phạm: cơ
quan nhà nước và người có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân chịu sự tác động)
(11) Số vụ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính (đối tượng vi
phạm: cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân chịu sự tác
động)
(12) Số vụ vi phạm bị khởi kiện ra Tòa (đối tượng vi phạm:
cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân chịu sự tác động)./.
[1] Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp