Giải pháp từ cơ quan Nhà nước để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động trong thực thi Luật ATVSLĐ

Luật An toàn vệ sinh lao động đã được Quốc hội khóa 13 thông qua chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện an toàn lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả đối tượng lao động tham gia. Theo báo cáo của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong 6 tháng đầu năm 2017, trên toàn quốc đã xảy ra 4.388 vụ tai nạn lao động, có giảm về số người chết và bệnh nghề nghiệp, nhưng tổng mức thiệt hại về vật chất cho các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tăng đột biến với 967 tỷ đồng, tăng hơn 465% so với mức thiệt hại của năm 2016 chỉ là 171,63 tỷ đồng. Vậy cơ quan quản lý Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động cần có biện pháp gì để quản lý cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp thực thi Luật An toàn vệ sinh lao động? Để có câu trả lời, nhóm phóng viên chương trình Kinh doanh và Pháp Luật đã có cuộc trao đổi với Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An Toàn Lao động Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Câu hỏi 1: Vâng thưa Ông, nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn khi thực hiện Luật An toàn vệ sinh lao động, do còn có nhiều quy định chồng chéo, khó áp dụng.Ông có bình luận gì về nhận định này?
Trả lời: Ý kiến của các chuyên gia nêu ở đây tôi cho là đúng nhưng chưa đủ. Để thực hiện tốt công tác ATVSLD, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa  thì phải có 3 chủ thể. Thứ nhất là chủ thể quản lý nhà nước, là phải có hướng dẫn tổ chức thực thi Luật cho tốt, thanh tra kiểm tra xử lý những vi phạm. Vế thứ 2 là doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật lao động, phải chủ động triển khai pháp luật lao động trong doanh nghiệp của mình, từ tổ chức bộ máy, vấn đề huấn luyện, kiểm tra, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, đào tạo cho người lao động. Vấn đề thứ 3laf người lao động. Người lao động chưa được đào tạo nghề khi vào họ vẫn có thể làm các việc , nhưng chưa được huấn luyện an toàn, rồi ý thức làm việc không tốt, từ nông thôn ra công nghiệp nên chưa quen, nên dẫn đến vi phạm quy trình. Tôi cho rằng cần cả 3 chủ thể này đều phải tác động thì mới làm tốt công tác ATVSLD.
 
Câu hỏi 2: Vậy làm thế nào để các chủ thể này thực thi đúng pháp Luật An toàn vệ sinh lao động?
Trả lời: Các giải pháp phải đồng bộ, các văn bản phải chi tiết, tránh chồng chéo dễ thực hiện. Triển khai các văn bản này đi vào thực tiễn thì các hội đoàn thể vào cuộc một cách tích cực. Nhưng quan trọng nhất đối với cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra. Bên cạch cơ quan quản lý Nhà nước, hiện nay chúng tôi đã đề xuất thực hiện Xã hội hóa . Ví dụ chúng tôi đang xã hội hóa rất mạnh trong công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, kiểm định và kiểm tra chất lượng hàng hóa. Thì tôi cho rằng, từ việc ban hành văn bản pháp luật, rồi việc triển khai thanh tra kiểm tra, rồi các đơn vị xã hôi hóa giúp, và tăng cường ý thức của chủ doanh nghiệp, thì từng bước một chúng ta hạn chế ngăn ngừa và giảm tai nạn lao động.
 
Câu hỏi 3: Vậy là cơ quan đại diện Chính phủ quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, Cục An toàn lao động đã có đề xuất, hay kiến nghị gì để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi thực thi Luật An toàn vệ sinh lao động? 
Trả lời: Chúng tôi giúp Chính phủ về quản lý Nhà nước về ATVSLD, chúng tôi đang kiến nghị với CP cần phải có thay đổi ở một số điều ở các Nghị định mà chưa phù hợp với thực tiễn. Hiện nay chúng tôi cũng đẩy mạnh quá trình rà soát để giảm thủ tục hành chính, và ứng dụng công nghệ thông tin  CP điện tử. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện phần mềm cấp 4. Doanh nghiệp có thể ngồi ở đơn vị, họ có thể đăng ký và đượcc ấp giấy chứng nhận. Đây là quá trình chúng ta đang tiến tới quá trình hội nhập quốc tế.  Bên cạnh đó các đơn vị tổ chức quốc tế cũng đang hỗ trợ chúng ta rất nhiều để hội nhập. Chúng tôi cũng đang hướng tới, tới đây khen thưởng kỷ luật hay mức đóng tai nạn lao động cũng sẽ thay đổi. Tới đây nếu doanh nghiệp nào phấn đấu trong 3 năm không có tai nạn lao động thì mức đóng không phải là 1 mà có thể là xuống 0,2, hay 0,3. Còn đơn vị nào bị nhiều tai nạn thì sau này mức đóng như ngành khai khoáng, ngành xây dựng có thể đóng đến 6%, nó tạo ra sự công bằng. Và sẽ tạo được sự phấn đấu cho doanh nghiệp cố gắng 3 năm không để xảy ra TNLD nghiêm trọng, mức đóng thấp mà được khen thưởng. Thì cả mức đóng, mức thưởng sẽ để doanh nghiệp phấn đấu giảm tai nạn lao động.
 

Trần Minh Sơn (sưu tầm)


Các tin khác