Đánh giá về việc thực hiện biện pháp an toàn lao động của người sử dụng lao động với người lao động. Nhận định về chế tài xử phạt vi phạm ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp, cá nhân quy định trong Luật

Theo Thống kê của  Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH,  tính từ đầu năm 2016, đến hết tháng 5/2017, cơ quan này  mới nhận được 202 biên bản điều tra trên tổng số gần 8.000 vụ tai nạn lao động xảy , trong đó hơn 40% vụ có trách nhiệm của người sử dụng lao động. Cũng theo thống kê này có hơn 90% doanh nghiệp không thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động, và trung bình mỗi năm chỉ có 0,22% doanh nghiệp trên cả nước được thanh tra pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.  Vậy đâu là nguyên nhân các doanh nghiệp và người lao động không thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động? Mời quý vị và các bạn lắng nghe những chia sẻ của 
Luật sư Đào Ngọc Lý, Giám đốc Cty Luật TNHH Đào Ngọc Lý để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Câu hỏi 1: Vâng thưa Ông, dưới góc nhìn của Luật sư, Ông có đánh giá như thế nào về việc thực thi pháp luật An toàn vệ sinh lao động hơn 1 năm qua?
Trả lời: Trong Luật ATVSLD có rất nhiều câu chuyện, câu chuyện phòng ngừa tai nạn lao động xảy ra, vấn đề khám sức khỏe thường xuyên, bệnh nghề nghiệp, vấn đề giảm thiểu bệnh nghề nghiệp độc hại đối với ngành có nguy cơ cao. Tất cả câu chuyện đó, đòi hỏi một khối lượng cơ sở vật chất hạ tầng, cũng như tài chính phải đồng bộ, mà hiện nay nhiều cơ sở còn khó khăn. Và ý thức của người lao động chưa cao trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, do đó rất cẩu thả, tôi nghĩ đó là một thói quen lâu rồi. Tôi nghĩ đó là một nguyên nhân căn bản. Chúng ta phải đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức để nhận thức của người lao động thấy thiết thực hơn nữa.
 
Câu hỏi 2: Vậy theo Ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm này của cả người sử dụng lao động và người lao động?
Trả lời: Tôi nghĩ cái đấy ý thức là quan trọng nhất. Phải hiểu tầm quan trọng, hiểu được ý nghĩa thiết thực của nó đối với người lao động , người sử dụng lao động, ngoài ra còn có của nhà nước. Chứ tôi không nghĩ rằng vấn đề chế tài. Bởi vì trong lĩnh vực an toàn lao động thì chế tài như thế tôi thấy là phù hợp. Chúng ta không nhất thiết phải nâng mức xử phạt, vì đây là những sự cố đã xảy ra không mong muốn của tất cả các chủ thể. Do đó đấy là biện pháp bất đắc dĩ. Vấn đề ở đây là câu chuyện cần thiết mở rộng chương trình phổ biến, tuyên truyền để người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, cả 3 chủ thể đó, họ thấy tính cấp thiết, tính thực tế không mang tính hình thức nữa thì lúc đấy chắc chắn tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ giảm thiểu.
 
Câu hỏi 3: Vậy cần có giải pháp thì để mọi cá nhân, tổ chức thực thi đúng pháp luật về an toàn vệ sinh lao động?
Trả lời: Mỗi doanh nghiệp nên củng cố bộ phận pháp chế của mình, để đưa ra các nội quy xác thực, thiết yếu. giúp nâng cao nhân thức người sử dụng lao động và người lao động đấy là yếu tố thứ nhất. Yếu tố thứ 2 là khẩn trương củng cố cơ sở hạ tầng , rà soát lại nhất là những ngành nghề độc hại, nguy hiểm mà theo Luật quy định phải hạn chế tiếp xúc. Thứ 3 là phương án phòng ngừa chung, đó là tăng cường sức khỏe lao động cho người lao động như khám sức khỏe định kỳ. Thứ 4 là tăng cường định kỳ tập huấn phổ biến một cách tích cực để nâng cao nhận thức cho cả 2 phía người lao động và người sử dụng lao động. Và cái nữa là tăng cường sự giám sát của cơ quan chức năng. Chúng ta vẫn có những cơ quan thanh tra kiểm tra, nhưng phải xem lại để công tác thanh tra kiểm tra để thiết thực, phù hợp và hiệu quả.
 

Trần Minh Sơn (sưu tầm)


Các tin khác