TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ HỖ TRỢ PHÁP LUẬT, CỤC CÔNG TÁC PHÍA NAM TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ HỖ TRỢ PHÁP LUẬT, CỤC CÔNG TÁC PHÍA NAM TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP Trên cơ sở nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương trình 585, ngày 30/9/2019, Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật (Trung tâm) Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng đại diện Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh (Văn phòng đại diện) tổ chức lớp bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện chức năng và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019 tại tỉnh Tiền Giang.

Tham dự lớp bồi dưỡng là hơn 100 cán bộ pháp chế, cán bộ ở các đơn vị có liên quan được giao làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc các Sở, Ban ngành thuộc UBND tỉnh; Luật sư, luật gia, những người được giao thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và địa phương khu vực phía Nam.
Tại lớp bồi dưỡng, các đại biểu đã nghe TS. Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác Phía Nam, Bộ Tư pháp trao đổi về các vấn đề như: Tổng quan về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các Sở Tư pháp tại khu vực phía Nam;
- Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thực tiễn hiện nay và vai trò hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Sở Tư pháp; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh; những khó khăn, bất cập trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các Sở Tư pháp và kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện; vấn đề về kinh phí và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; một số hạn chế, vướng mắc trong quy định dẫn đến sự khó khăn trong việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp và kiến nghị đề xuất; thực trạng về sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tiến hành hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và hướng hoàn thiện;
Các đại biểu cũng đã đưa ra những câu hỏi liên quan đến việc triển khai Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như:  Nghị định quy định giao phương ở góc độ của Sở Tư pháp sẽ tham mưu và trình cho UBND, HĐND tỉnh những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với tình hình, điều kiện tại địa phương. Nhưng trong quá trình thực hiện thì Sở Tư pháp nhận thấy rằng hiện tại việc xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số cơ quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương thì những cơ quan này cũng đã tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh xây dựng, ban hành một số chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Việc giao cho Sở Tư pháp xây dựng, tham mưu các chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thực tiễn rất khó triển khai. Muốn triển khai thì Sở Tư pháp cũng đã chủ động liên hệ với các Sở khác để tránh tình trạng trùng lặp các nội dung, ở góc độ tổng hợp thì Sở Tư pháp vẫn chưa đưa ra được chính sách để tham mưu cho UBND tỉnh để hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là khó khăn trong việc giao cho Sở Tư pháp tham mưu các chính sách liên quan đến nội dung này. Bộ Tư pháp cần có hướng dẫn cụ thể để giúp cho Sở Tư pháp giải quyết được vấn đề vướng mắc cũng như giúp cho việc có cơ sở tham mưu cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, nếu xây dựng chính sách thì phải đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp để tránh việc trùng lặp nội dung với các cơ quan, đơn vị khác. Cùng với đó, Sở Tư pháp không là cơ quan có chuyên môn, chuyên sâu xây dựng những chính sách cụ thể như liên quan đến chính sách phát triển thị trường, chính sách về khởi nghiệp cho các doanh nghiệp,…
Cá nhân, tổ chức quan tâm có thể tải file tài liệu lớp bồi dưỡng đính kèm để tham khảo.

Phạm Nguyệt Hằng