I. YÊU CẦU
1. Việc chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp phải được tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng, bảo đảm tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng; coi trọng chất lượng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương hình thức; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các tổ chức đoàn thể, của cán bộ, đảng viên và quần chúng.
2. Lãnh đạo và tổ chức tốt việc thảo luận các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn nêu tại dự thảo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp, chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.
3. Báo cáo của ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cần đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện nghị quyết đại hội cấp mình nhiệm kỳ vừa qua, kết quả thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
4. Công tác nhân sự cấp uỷ khoá mới cần tiến hành đúng quy định của Đảng. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới và theo quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo để chuẩn bị nhân sự.
Cấp uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020 phải đảm bảo chất lượng, tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý; gồm những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất, trí tuệ, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết của đảng bộ cấp mình, của cấp trên và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Đoàn đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên là những đồng chí tiêu biểu, đại diện cho trí tuệ của đảng bộ, có khả năng đóng góp vào sự thành công của đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp.
5. Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội, các cấp uỷ phải lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công tác tư tưởng trong đảng bộ; tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại, bức xúc mà cán bộ, đảng viên và quần chúng quan tâm; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của cán bộ, công chức và người lao động.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung đại hội các cấp uỷ trực thuộc
Đại hội thực hiện 4 nội dung sau:
- Tổng kết việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ, chi bộ nhiệm kỳ qua và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ trong nhiệm kỳ tới.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ, chi bộ cấp trên trực tiếp theo hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên.
- Bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
- Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Tổ chức đảng nơi chưa hết nhiệm kỳ, quá nhiệm kỳ hoặc có tình hình đặc biệt, cấp uỷ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp để có chỉ đạo cụ thể.
2. Chuẩn bị văn kiện và tổ chức thảo luận các dự thảo văn kiện
Văn kiện của cấp uỷ trình đại hội gồm 02 báo cáo chủ yếu: Báo cáo chính trị của đảng bộ, chi bộ và báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ trong nhiệm kỳ.
- Báo cáo chính trị của đảng bộ, chi bộ phải đánh giá đúng tình hình, ưu điểm, khuyết điểm, nhất là nguyên nhân chủ quan, gắn kiểm điểm việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị với kiểm điểm việc thực hiện Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng Đảng và việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ cần đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc, thẳng thắn; đánh giá đúng mức kết quả lãnh đạo của cấp uỷ trong nhiệm kỳ; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những yếu kém, khuyết điểm và đề ra lộ trình, biện pháp khắc phục.
- Các cấp uỷ xây dựng dự thảo nghị quyết đại hội bao gồm những nội dung cơ bản, quan trọng của báo cáo chính trị để cán bộ, đảng viên góp ý và đại hội thảo luận, quyết định.
Trong quá trình xây dựng các dự thảo văn kiện của đại hội và thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp, các cấp uỷ cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp của quần chúng trong cơ quan, đơn vị và ý kiến đóng góp của cán bộ chủ chốt cấp uỷ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác bằng hình thức thiết thực.
Sau đại hội, cấp uỷ tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và dự thảo văn kiện đại hội cấp trên, nêu rõ những nội dung quan trọng được gợi ý nhưng còn có ý kiến khác nhau, báo cáo cấp uỷ cấp trên theo quy định; các đảng uỷ trực thuộc Đảng uỷ Bộ báo cáo về Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp trong vòng 7 ngày sau đại hội của cấp mình.
3. Số lượng đại biểu dự đại hội và việc bầu đại biểu dự đại hội đảng cấp trên.
Việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ Bộ Tư pháp phải căn cứ vào Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng và Hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về số lượng đại biểu đại hội đảng bộ các cấp.
Số lượng đại biểu cụ thể như sau:
- Các chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc tổ chức đại hội toàn thể Đảng viên trong chi bộ, thống nhất đề cử đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ cấp trên theo số lượng được phân bổ của cấp ủy cấp trên trực tiếp.
- Các Đảng bộ cơ sở tổ chức đại hội toàn thể Đảng viên và bầu Đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ cấp trên (có danh sách phân bổ sẽ gửi sau).
- Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp tổ chức Đại hội đại biểu với số lượng đại biểu không quá 200 người.
- Đại hội chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc, đảng bộ cơ sở được bầu một số đại biểu dự khuyết đi dự đại hội cấp trên.
4. Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cấp uỷ (có hướng dẫn riêng)
5. Thời gian tổ chức Đại hội các cấp
- Các Đảng bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc, chi bộ cơ sở: Tiến hành từ tháng 3 và hoàn thành vào tháng 4/2015.
- Đảng bộ Bộ Tư pháp: Hoàn thành trong tháng 8/2015.
III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ BỘ TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2015-2020
1. Thời gian và số lượng đại biểu
- Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 tiến hành không quá 2 ngày.
- Thời gian họp trù bị của đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp không quá 1/2 ngày.
- Số lượng đại biểu triệu tập là 200 đại biểu gồm:
+ Đại biểu là uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp đương nhiệm
+ Đại biểu được bầu từ đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc (có thông báo phân bổ đại biểu cụ thể sau).
2. Nội dung Đại hội
- Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ lần thứ IX, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện của Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ X, Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ IX nhiệm kỳ 2015-2020.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XII của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
- Bầu ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ X.
- Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XII.
3. Tiến độ cụ thể
- Trong tháng 9-11/2014: Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị và Quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương), đồng thời chỉ đạo các đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc triển khai các nội dung trên cùng với nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khoá XII).
- Tháng 10 -11/2014
+ Xây dựng và ban hành Kế hoạch Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020; thành lập các tiểu ban giúp việc Đại hội; ban hành Hướng dẫn công tác chuẩn bị nhân sự phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp.
+ Thông qua Đề cương Báo cáo chính trị trình Đại hội của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp.
+ Tổ chức hội nghị tập huấn về Đại hội Đảng cho cấp uỷ viên và cán bộ chuyên trách của Đảng bộ Bộ Tư pháp, Đảng uỷ viên các Đảng bộ, Chi uỷ chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc.
- Tháng 12/2014 - 01/2015.
+ Hoàn thiện Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành, Đảng bộ Bộ Tư pháp.
+ Xây dựng dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020.
+ Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020; phát hành và xin ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo các văn kiện của Đảng uỷ Bộ Tư pháp; Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp mở rộng tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2014 của Đảng bộ Bộ Tư pháp; lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Tư pháp.
- Tháng 01 - 03/2015
+ Chỉ đạo các đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ Tư pháp tổ chức đại hội.
+ Thông báo phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc;
+ Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị, tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý của lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và thành viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng uỷ qua các thời kỳ về dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội.
+ Tổng kết, đánh giá việc chỉ đạo điểm đại hội đảng bộ cơ sở.
- Tháng 4-6/2015:
+ Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Tư pháp tổng hợp ý kiến đóng góp, bổ sung Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp; chọn một số nội dung cơ bản, trọng tâm để hướng dẫn các đảng bộ trực thuộc thảo luận, góp ý (trước ngày 15/4/2015).
+ Lập các tổ công tác giúp Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Tư pháp chỉ đạo Đại hội đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng uỷ Bộ Tư pháp (tháng 4/2015).
+ Xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Bộ về dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư và nhân sự Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ Bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và thời gian tổ chức đại hội truớc 30/7/2015.
- Tháng 7/2015
+ Tổng kết, đánh giá tình hình chỉ đạo điểm và chỉ đạo hoàn thành việc đại hội đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc trong Đảng bộ Bộ Tư pháp theo tiến độ và thời gian quy định
+ Tổng hợp ý kiến tham gia, góp ý của các đại hội đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc vào Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp; các văn kiện đại hội lần thứ XII của Đảng.
+ Hội nghị Ban Chấp hành thông qua dự thảo Báo cáo chính trị và Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp; Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020 trình Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp.
+ Sau khi nhận được thông báo ý kiến chỉ đạo của Đảng uỷ Khối về nội dung, nhân sự, thời gian và kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp thống nhất nội dung, nhân sự, kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp.
- Tháng 8/2015
Tiến hành tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đảng uỷ Bộ Tư pháp
Tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Hướng dẫn công tác nhân sự; thành lập các tiển ban giúp việc Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp. Ban Thường vụ Đảng uỷ chỉ đạo các ban và cơ quan tham mưu của Đảng uỷ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tiến hành đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ Tư pháp và tổng hợp báo cáo Đảng uỷ Khối theo quy định.
2. Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc
a. Xây dưng Kế hoạch Đại hội: Căn cứ Kế hoạch này, các đảng uỷ, chi bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch đại hội của đảng bộ, chi bộ; tổ chức quán triệt Chỉ thị 36-CT/TW, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Tư pháp và kế hoạch đại hội của cấp mình trong tháng 12/2014.
b. Phát động phong trào thi đua: Các đảng uỷ, chi bộ trực thuộc phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội gắn với kỷ kiệm các ngày lễ lớn trong năm 2015 đồng thời với việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI; tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện tốt công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng trong đảng bộ; bảo đảm phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái.
c. Cần chú ý một số việc cụ thể sau:
- Việc xây dựng dự thảo văn kiện và định hướng nhân sự cấp uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 hoàn thành trong tháng 01/2015. Cấp uỷ chuẩn bị văn kiện, phương án nhân sự, thời gian đại hội của đảng bộ, chi bộ, báo cáo Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Tư pháp duyệt; chỉ khi được đồng ý mới được tiến hành đại hội.
- Các cấp uỷ lập các tiểu ban chuẩn bị cho đại hội cấp mình, phân công cấp uỷ viên theo dõi, chỉ đạo việc chuẩn bị các dự thảo văn kiện, nhân sự đại hội và tổ chức đại hội của cấp dưới; tổ chức chỉ đạo đại hội điểm (đối với đảng bộ cơ sở) để rút kinh nghiệm và lựa chọn từ 01-03 chi bộ trực thuộc thí điểm bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tại đại hội.
- Những nơi mất đoàn kết nội bộ hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo cụ thể đối với cán bộ liên quan thì báo cáo cấp trên hoặc trực tiếp giải quyết đơn thư trước khi báo cáo cấp trên hoặc trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, kết luận theo thẩm quyền và quy trình giải quyết đơn thư trước khi tiến hành đại hội; trường hợp có sai phạm nghiêm trọng phải xử lý nghiêm minh và cử người thay thế trước đại hội (đối với đảng bộ cơ sở).
- Các trường hợp đảng viên có vấn đề cần xem xét về lịch sử chính trị, đặc biệt nếu có vấn đề về chính trị hiện nay thì cấp uỷ có thẩm quyền sớm thẩm tra, kết luận và báo cáo xin ý kiến của cấp uỷ cấp trên trực tiếp trước khi giới thiệu để bầu vào cấp uỷ hoặc bầu đại biểu dự đại hội cấp trên.
- Sau đại hội, cấp uỷ khoá mới rút kinh nghiệm việc tổ chức đại hội; báo cáo cấp trên chuẩn y cấp uỷ và chức danh lãnh đạo; xây dựng chương trình hành động và chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết đại hội; phân công nhiệm vụ cho cấp uỷ viên; xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khoá và hằng năm của cấp uỷ.