Đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Đảng bộ BTP

26/02/2019
Thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22-10-2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong Đảng bộ Bộ Tư pháp cần nhận thức sâu sắc, giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
I. Nhận diện về hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
1. Chúng sử dụng hàng ngàn trang web, diễn đàn, blog cá nhân, kênh truyền hình, báo, đài nước ngoài để gia tăng hoạt động chống phá.
2. Sử dụng lực lượng tôn giáo tại các điểm nóng ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam để đẩy mạnh “dân chủ, nhân quyền”, tạo bất ổn về an ninh chính trị khi cần.
3. Hậu thuẫn các “hội”, “nhóm” núp danh “xã hội dân sự” nuôi dưỡng và phát triển các nhóm để trao đổi, cung cấp thông tin qua mạng internet, định hướng viết bài, tổ chức hoạt động chống phá.
4. Hướng tập trung chủ yếu nhằm phủ nhận giá trị lịch sử của dân tộc. Triệt để lợi dụng những diễn biến phức tạp trên biển Đông, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc để chống phá.
5. Lợi dụng những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành của chính quyền một số nơi; những sơ hở, chưa khách quan, thiếu nhạy bén chính trị trong thông tin, đặt tít bài trên báo chí của ta phản ánh các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp, nhạy cảm để xuyên tạc chống phá.
6. Một chiêu thức đáng chú ý, chúng tán phát vào trong nước hàng chục nghìn tài liệu có nội dung xấu độc, thù địch và một số phim, tác phẩm văn học, nghệ thuật được xuất bản ở nước ngoài có nội dung sai trái về chính trị, lồng ghép những quan điểm trái chiều, phức tạp để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá.
7. Chúng triệt để lợi dụng một bộ phận trong giới tri thức, văn nghệ sĩ xuất hiện nhiều ý kiến công khai bộc lộ hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tạo dựng “ngọn cờ” tập hợp lực lượng ngay từ bên trong để chống phá.
8. Một điều đáng lưu ý, trước đây các thế lực thù địch ở Mỹ và một số nước phương Tây chỉ quan tâm đến “những trang mặt trái”, nhưng giờ đây Mỹ chuyển hướng tập trung quan tâm đến báo, đài chính thống, nhất là đội ngũ phóng viên nhằm chuyển hóa tư tưởng chính trị.
9. Lợi dụng một bộ phận thanh niên, sinh viên xuống cấp về đạo đức, lối sống, có nhận thức chính trị kém, ngộ nhận để lôi kéo tham gia các hoạt động gây rối, viết bài tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên internet, hiện tượng này có chiều hướng gia tăng.
II. Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
1. Âm mưu, thủ đoạn phủ nhận các luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3. Âm mưu, thủ đoạn phủ nhận giá trị lịch sử của dân tộc và những thành quả của cách mạng.
4. Âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc bóp méo các sự kiện chính trị, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm.
5. Âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc nhằm hạ bệ thần tượng; bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.
III. Nhận diện một số yếu kém của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
1. Công tác tham mưu định hướng chỉ đạo công tác đấu tranh chưa thường xuyên, thiếu kịp thời, nhất là liên quan đến các vụ việc phức tạp, nhạy cảm.
2. Lực lượng tham gia đấu tranh thiếu thống nhất và chưa đồng bộ từ Trung ương đến địa phương
3. Chưa có cơ chế thống nhất để tạo thành nề nếp thông tin phản ánh hai chiều giữa giữa các cơ quan
4. Trong đấu tranh phản bác vẫn tồn tại tính cát cứ, thiếu tính kết nối, mạnh ai nấy làm.
5. Trong tổ chức lực lượng chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa Trung ương với các địa phương và giữa các địa phương với nhau, chưa huy động được tổng lực các lượng lượng tham gia đấu tranh phản bác.
6. Chưa phát huy hiệu quả sức mạnh của công nghệ thông tin để kịp thời chỉ đạo, phối hợp định hướng thông tin đấu tranh, tiếp nhận và nắm bắt thông tin từ các bộ, ngành, tỉnh, thành phản ánh về các vụ việc phức tạp, điểm nóng ở địa phương, đơn vị.
IV. Một số giải pháp đấu tranh, phòng chống trong tình hình mới
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
 - Các cấp ủy Đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác này.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong cuộc đấu tranh này.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng.
- Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.
- Phát huy cao nhất trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch,…
2. Xây dựng, tổ chức lực lượng.
- Nghiên cứu kiện toàn đồng bộ Ban chỉ đạo, Tổ thư ký tham mưu giúp việc.
- Phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện công tác.
- Xây dựng tổ chức lực lượng nòng cốt, nhóm chuyên gia, cộng tác viên.
- Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phải có sự phối hợp thường xuyên, nhịp nhàng.
3. Xây dựng cơ chế để triển khai thực hiện nhiệm vụ
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Cơ chế về trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng internet, mạng xã hội. Trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Nguyễn Kim Tinh
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp