Công tác kiểm tra của Đảng: Tăng niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng70 năm qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban kiểm tra các cấp và các thế hệ cán bộ kiểm tra của Đảng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành tích cùng sự nỗ lực không ngừng của lớp lớp thế hệ cán bộ kiểm tra đã làm nên truyền thống "Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy" của ngành Kiểm tra Đảng.Thành lập bộ máy kiểm tra chuyên trách
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát đối với việc bảo đảm cho mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết được nghiêm chỉnh thực hiện, đồng thời tăng cường việc giữ gìn kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Từ ngày đầu thành lập đến năm 1948, công tác kiểm tra của Đảng đã được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm theo dõi, trực tiếp chỉ đạo chưa phân công cán bộ theo dõi và thành lập bộ máy kiểm tra chuyên trách. Nhiệm vụ này do các cấp ủy và các tổ chức đảng thực hiện.
Cuối năm 1948, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, quy mô và tổ chức hoạt động của Đảng, cơ quan kiểm tra chuyên trách của Đảng được chính thức thành lập, từng bước phát triển, ngày càng được kiện toàn và lớn mạnh. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên của Đảng được thành lập theo Quyết định số 29/QN/TW ngày 16-10-1948 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khóa I) do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh (tức Thận) ký; ngày đó trở thành ngày truyền thống của Ngành Kiểm tra Đảng. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên gồm 3 đồng chí: Trần Đăng Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Hà Xuân Mỹ (Hà Minh Quốc) do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban, dưới Ban kiểm tra là các phái viên có nhiệm vụ “đi xuống các khu xem xét chủ chương của Đảng có được thi hành và có sát, đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để tiếp thu kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết cho chính sách của Đảng”.
Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951-1960), Trung ương có Nghị quyết: “Ban Kiểm tra Trung ương sẽ kiêm Ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra cả trong quân đội”.
Tháng 4-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 16/CTTW quy định: “Về nội dung công tác Ban Kiểm tra của Đảng ở các cấp hiện nay chỉ chuyên trách kiểm tra việc giữ gìn kỷ luật ở các cấp và xét đơn khiếu nại của các đảng viên về các vụ thi hành kỷ luật ở cấp dưới. Còn vấn đề kiểm tra việc chấp hành các chủ chương, chính sách của Đảng, của Chính phủ do Ban Thanh tra của chính quyền ở các cấp giúp cấp ủy và Ủy ban Hành chính tiến hành”. Từ đó đến nay, Ban Kiểm tra của Đảng và Ban Thanh tra của chính quyền được tách riêng.
Ở miền Nam, do điều kiện chiến tranh, nên trước năm 1969, hầu hết chưa thành lập cơ quan kiểm tra chuyên trách, công tác kiểm tra nói chung do cấp ủy thực hiện. Ngày 14-8-1969, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết số 13 về việc thành lập Ban Kiểm tra các cấp, từ đó Ban Kiểm tra Trung ương Cục được thành lập do đồng chí Phạm Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng ban.
Ở khu V, Ban Kiểm tra Khu ủy thành lập tháng 3-1970, do đồng chí Trần Kiên, Ủy viên Thường vụ Khu ủy làm Trưởng ban, sau đó, ban kiểm tra ở các cấp tỉnh, thành, huyện… lần lượt thành lập.
Cùng với sự ra đời và kiện toàn Ban Kiểm tra, sau này là Ủy ban Kiểm tra các cấp, đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng phát triển. Khi mới thành lập chỉ có 3 đồng chí ở cấp Trung ương, đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ chuyên trách từ cấp huyện, thị trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra kiêm chức. Về nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra các cấp do Điều lệ Đảng quy định từ một số nhiệm vụ ban đầu, chủ yếu là phục vụ cấp ủy, dần dần Điều lệ Đảng giao cho Ủy ban Kiểm tra các cấp nhiều nhiệm vụ cụ thể, tăng thẩm quyền thi hành luật đối với đảng viên cho ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, huyện tương đương trở lên. Từ Đại hội X đã bổ sung nhiệm vụ giám sát cho cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp.
Góp phần vào thắng lợi của cách mạng qua các thời kỳ
Trong 70 năm qua, Ngành Kiểm tra đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ cách mạng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết, thống nhất trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chiến đấu giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù phải hoạt động trong hoàn cảnh bị địch truy quét, khủng bố gắt gao, nhưng Ban Kiểm tra đã xử lý nhiều vụ việc quan trọng, phức tạp, như: vụ án tham ô, lãng phí ở Cục Quân nhu (Bộ Quốc phòng); vụ “Hóa chất miền Nam” giải oan cho nhà trí thức Việt kiều ở Pháp theo Bác Hồ về nước (1946); vụ tình nghi gián điệp H22 ở Việt Bắc do thực dân Pháp dựng lên nhằm đánh vào nội bộ ta, giải oan cho hàng trăm cán bộ, chiến sĩ (1948)…
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở miền Bắc, Ban Kiểm tra Trung ương và Ban Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra các trường hợp vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bè phái, mất đoàn kết, đầu hàng, đầu thú; chỉnh đốn tổ chức trong cán bộ tập kết; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với những trường hợp bị xử lý trong cải cách ruộng đất… Ban Kiểm tra Khu ủy Khu V và Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam mặc dù phải sống, chiến đấu và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, ác liệt, song, đội ngũ cán bộ kiểm tra luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành tuyệt đối với Đảng, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phục vụ có hiệu quả yêu cầu công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ chính trị của cách mạng. Đã kiểm tra, đề nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, những trường hợp kẻ gian chui vào hàng ngũ của Đảng; giải quyết khiếu nại, minh oan cho những trường hợp bị xử lý kỷ luật oan, sai…
Bước vào đầu thời kỳ đổi mới, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc vi phạm, tiêu cực, tham nhũng nổi cộm, liên quan đến những cán bộ lãnh đạo có sai phạm trong vụ án buôn bán ma tuý ở Mường Tè (Lai Châu), vụ Lã Thị Kim Oanh, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, PMU 18, Vinaline, Vinashin; vụ việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ ở Thái Bình, Long An, Bình Thuận…
Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã có nhiều đổi mới, nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng cao, trong đó có nhiều vụ việc khó, phức tạp, dư luận quan tâm đã được xem xét, kết luận rõ sai phạm và xử lý nghiêm minh, kịp thời, như các vụ việc ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ngân hàng BIDV, thành phố Ðà Nẵng, thành phố Trà Vinh, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Bộ Công an), Quân chủng Phòng không-Không quân; dự án Formosa, vụ Trịnh Xuân Thanh…
Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiên quyết xử lý và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng xử lý nghiêm minh nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, trong đó có cả những đồng chí giữ cương vị cao của Đảng, Nhà nước, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu, sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang, với tinh thần làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có vùng cấm, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, thấu tình, đạt lý, được đối tượng kiểm tra “tâm phục, khẩu phục”.
Những kết quả trên đã góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; minh chứng cho quyết tâm chính trị của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Kết quả kiểm tra, giám sát đã giúp các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ; giúp cán bộ, đảng viên giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phát hiện những vấn đề bất cập, sơ hở trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Với những thành tích đã đạt được, nhiều tập thể và cá nhân Ngành Kiểm tra đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý; Ngành Kiểm tra và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng./.Gia Khánh
Công tác kiểm tra của Đảng: Tăng niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng
23/09/2018
70 năm qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban kiểm tra các cấp và các thế hệ cán bộ kiểm tra của Đảng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành tích cùng sự nỗ lực không ngừng của lớp lớp thế hệ cán bộ kiểm tra đã làm nên truyền thống "Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy" của ngành Kiểm tra Đảng.
Thành lập bộ máy kiểm tra chuyên trách
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát đối với việc bảo đảm cho mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết được nghiêm chỉnh thực hiện, đồng thời tăng cường việc giữ gìn kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Từ ngày đầu thành lập đến năm 1948, công tác kiểm tra của Đảng đã được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm theo dõi, trực tiếp chỉ đạo chưa phân công cán bộ theo dõi và thành lập bộ máy kiểm tra chuyên trách. Nhiệm vụ này do các cấp ủy và các tổ chức đảng thực hiện.
Cuối năm 1948, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, quy mô và tổ chức hoạt động của Đảng, cơ quan kiểm tra chuyên trách của Đảng được chính thức thành lập, từng bước phát triển, ngày càng được kiện toàn và lớn mạnh. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên của Đảng được thành lập theo Quyết định số 29/QN/TW ngày 16-10-1948 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khóa I) do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh (tức Thận) ký; ngày đó trở thành ngày truyền thống của Ngành Kiểm tra Đảng. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên gồm 3 đồng chí: Trần Đăng Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Hà Xuân Mỹ (Hà Minh Quốc) do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban, dưới Ban kiểm tra là các phái viên có nhiệm vụ “đi xuống các khu xem xét chủ chương của Đảng có được thi hành và có sát, đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để tiếp thu kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết cho chính sách của Đảng”.
Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951-1960), Trung ương có Nghị quyết: “Ban Kiểm tra Trung ương sẽ kiêm Ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra cả trong quân đội”.
Tháng 4-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 16/CTTW quy định: “Về nội dung công tác Ban Kiểm tra của Đảng ở các cấp hiện nay chỉ chuyên trách kiểm tra việc giữ gìn kỷ luật ở các cấp và xét đơn khiếu nại của các đảng viên về các vụ thi hành kỷ luật ở cấp dưới. Còn vấn đề kiểm tra việc chấp hành các chủ chương, chính sách của Đảng, của Chính phủ do Ban Thanh tra của chính quyền ở các cấp giúp cấp ủy và Ủy ban Hành chính tiến hành”. Từ đó đến nay, Ban Kiểm tra của Đảng và Ban Thanh tra của chính quyền được tách riêng.
Ở miền Nam, do điều kiện chiến tranh, nên trước năm 1969, hầu hết chưa thành lập cơ quan kiểm tra chuyên trách, công tác kiểm tra nói chung do cấp ủy thực hiện. Ngày 14-8-1969, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết số 13 về việc thành lập Ban Kiểm tra các cấp, từ đó Ban Kiểm tra Trung ương Cục được thành lập do đồng chí Phạm Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng ban.
Ở khu V, Ban Kiểm tra Khu ủy thành lập tháng 3-1970, do đồng chí Trần Kiên, Ủy viên Thường vụ Khu ủy làm Trưởng ban, sau đó, ban kiểm tra ở các cấp tỉnh, thành, huyện… lần lượt thành lập.
Cùng với sự ra đời và kiện toàn Ban Kiểm tra, sau này là Ủy ban Kiểm tra các cấp, đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng phát triển. Khi mới thành lập chỉ có 3 đồng chí ở cấp Trung ương, đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ chuyên trách từ cấp huyện, thị trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra kiêm chức. Về nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra các cấp do Điều lệ Đảng quy định từ một số nhiệm vụ ban đầu, chủ yếu là phục vụ cấp ủy, dần dần Điều lệ Đảng giao cho Ủy ban Kiểm tra các cấp nhiều nhiệm vụ cụ thể, tăng thẩm quyền thi hành luật đối với đảng viên cho ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, huyện tương đương trở lên. Từ Đại hội X đã bổ sung nhiệm vụ giám sát cho cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp.
Góp phần vào thắng lợi của cách mạng qua các thời kỳ
Trong 70 năm qua, Ngành Kiểm tra đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ cách mạng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết, thống nhất trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chiến đấu giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù phải hoạt động trong hoàn cảnh bị địch truy quét, khủng bố gắt gao, nhưng Ban Kiểm tra đã xử lý nhiều vụ việc quan trọng, phức tạp, như: vụ án tham ô, lãng phí ở Cục Quân nhu (Bộ Quốc phòng); vụ “Hóa chất miền Nam” giải oan cho nhà trí thức Việt kiều ở Pháp theo Bác Hồ về nước (1946); vụ tình nghi gián điệp H22 ở Việt Bắc do thực dân Pháp dựng lên nhằm đánh vào nội bộ ta, giải oan cho hàng trăm cán bộ, chiến sĩ (1948)…
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở miền Bắc, Ban Kiểm tra Trung ương và Ban Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra các trường hợp vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bè phái, mất đoàn kết, đầu hàng, đầu thú; chỉnh đốn tổ chức trong cán bộ tập kết; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với những trường hợp bị xử lý trong cải cách ruộng đất… Ban Kiểm tra Khu ủy Khu V và Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam mặc dù phải sống, chiến đấu và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, ác liệt, song, đội ngũ cán bộ kiểm tra luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành tuyệt đối với Đảng, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phục vụ có hiệu quả yêu cầu công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ chính trị của cách mạng. Đã kiểm tra, đề nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, những trường hợp kẻ gian chui vào hàng ngũ của Đảng; giải quyết khiếu nại, minh oan cho những trường hợp bị xử lý kỷ luật oan, sai…
Bước vào đầu thời kỳ đổi mới, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc vi phạm, tiêu cực, tham nhũng nổi cộm, liên quan đến những cán bộ lãnh đạo có sai phạm trong vụ án buôn bán ma tuý ở Mường Tè (Lai Châu), vụ Lã Thị Kim Oanh, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, PMU 18, Vinaline, Vinashin; vụ việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ ở Thái Bình, Long An, Bình Thuận…
Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã có nhiều đổi mới, nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng cao, trong đó có nhiều vụ việc khó, phức tạp, dư luận quan tâm đã được xem xét, kết luận rõ sai phạm và xử lý nghiêm minh, kịp thời, như các vụ việc ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ngân hàng BIDV, thành phố Ðà Nẵng, thành phố Trà Vinh, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Bộ Công an), Quân chủng Phòng không-Không quân; dự án Formosa, vụ Trịnh Xuân Thanh…
Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiên quyết xử lý và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng xử lý nghiêm minh nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, trong đó có cả những đồng chí giữ cương vị cao của Đảng, Nhà nước, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu, sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang, với tinh thần làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có vùng cấm, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, thấu tình, đạt lý, được đối tượng kiểm tra “tâm phục, khẩu phục”.
Những kết quả trên đã góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; minh chứng cho quyết tâm chính trị của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Kết quả kiểm tra, giám sát đã giúp các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ; giúp cán bộ, đảng viên giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phát hiện những vấn đề bất cập, sơ hở trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Với những thành tích đã đạt được, nhiều tập thể và cá nhân Ngành Kiểm tra đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý; Ngành Kiểm tra và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng./.
Gia Khánh