Kết quả 15 năm thực hiện Chị thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Quảng NamQua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” (gọi tắt Chỉ thị số 32-CT/TW), cấp ủy và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), do đó đã có sự chỉ đạo tích cực, quan tâm về bố trí nhân lực, đầu tư kinh phí, trang thiết bị tuyên tuyền, tài liệu cơ bản đảm bảo; góp phần quan trọng vào việc thay đổi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sau đây là một số kết quả nổi bật:- Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về công tác PBGDPL: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 02 Nghị quyết quan trọng có ý nghĩa lớn đến công tác PBGDPL tại địa phương, gồm Nghị quyết số 116/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 về quy định mức chi thực hiện công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 169/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh UBND tỉnh còn ban hành các Quyết định công nhận, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động Báo cáo viên pháp luật tỉnh; Kế hoạch số 790/KH- UBND ngày 07/3/2013 để cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình hành động của Trung ương trên địa bàn tỉnh...
Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW gắn với việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch PBGDPL: Toàn tỉnh đã tổ chức được 15.148 buổi tuyên truyền trực tiếp, phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân với gần 2,5 triệu lượt người tham dự; biên soạn và cấp phát hơn 870.000 tờ gấp; in cấp 48.000 đề cương; mua cấp 36.000 đầu sách luật cho cán bộ, nhân dân, học sinh; in sao 218 đĩa CD tuyên truyền pháp luật cấp cho các xã, thị trấn; tuyên truyền tại phiên tòa lưu động được 318 cuộc, thu hút hơn 795.000 lượt người đến dự tại nơi xét xử; tuyên truyền thông qua hoạt động tiếp công dân, hơn 8.000 cuộc với hơn 900.000 lượt người được tiếp và giải thích, hướng dẫn; thông qua công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý được 3.350 cuộc; trợ giúp pháp lý lưu động được 599 cuộc; tư vấn trong tố tụng được 378 cuộc.
Sau 15 năm, toàn tỉnh đã tổ chức 754 cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới nhiều hình thức, theo quy mô, cấp độ phù hợp đã thu hút 46.946 lượt người tham dự. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức “Sân khấu hóa”; Hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường, Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, ...). Hình thức thi rung chuông vàng, ngày hội tư vấn thủ tục hành chính... được nhiều địa phương vận dụng thu hút được nhiều người dân tham gia, đặc biệt là thanh thiếu niên. Hoạt động tuyên truyền còn được các Phòng Tư pháp linh hoạt lồng ghép vào các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng ở địa phương như “Hội Chợ quê”, “Hội trại truyền thống”... để đưa pháp luật vào đời sống với các nội dung được lựa chọn phù hợp. Các hình thức tuyên truyền khác như “Mỗi tuần một điều luật”, “Phiên tòa giả định”cũng đã và đang đem lại hiệu quả tích cực.
Về chất lượng hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp: Ngày 11/9/2013 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2784/QĐ-UBND kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, với 32 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng và Giám đốc Sở Tư pháp là Phó Chủ tịch thường trực. Ngày 12/4/2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1128/QĐ-UBND tiếp tục kiện toàn Hội đồng phối hợp tỉnh, theo hướng đại diện lãnh đạo theo chức danh, được phân công phụ trách công tác PBGDPL. Đến nay, sau khi đã được kiện toàn, Hội đồng phối hợp tỉnh hiện có 36 ủy viên, đảm bảo về cơ cấu thành phần theo quy định.
Về việc đổi mới, áp dụng các hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, có hiệu quả: Với mô hình “Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí, cấp huyện tổ chức thực hiện, cấp xã tiếp nhận kết quả”, nội dung và nhu cầu tìm hiểu pháp luật được giao người dân ở cơ sở lựa chọn, đề xuất; báo cáo viên pháp luật cấp huyện, cấp tỉnh sẽ tuyên truyền, hướng dẫn theo yêu cầu. Mặt khác, một số địa phương đã mạnh dạn đổi mới cách thức tuyên truyền nhằm đem lại hiệu quả cho công tác này.
Tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Một số hội thi tìm hiểu pháp luật đã được các địa phương triển khai thực hiện và gặt hái được nhiều thành công như Rung chuông vàng, Hội thi hòa giải viên giỏi, Hội thi tìm hiểu Hiến pháp. Tuyên truyền hình thức sân khấu hóa với các tiểu phẩm, vở kịch, điệu hò, bài vè dân ca… Tuyên truyền thông qua website, Đài Truyền thanh - Truyền hình, mạng nội bộ Qoffice, mạng xã hội Facebook; thích hợp giới trẻ và trong thời đại 4.0; Tuyên truyền thông qua tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; Tuyên truyền thông qua “Mỗi tuần một điều luật”…
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL: Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên địa bàn tỉnh đã được rà soát và kiện toàn. Đến nay, sau khi được củng cố kiện toàn, cấp huyện có 385 báo cáo viên; trong đó 1/3 đã có chuyên môn là đại học luật; 2/3 còn lại đã tốt nghiệp đại học khác nhưng thâm niên công tác pháp luật từ 05 năm trở lên; đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở cũng được quan tâm hướng dẫn kiện toàn, có sự trưởng thành nhất định, đến nay toàn tỉnh có 2.574 tuyên truyền viên. Bên cạnh việc kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Sở Tư pháp hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tham mưu chủ tịch UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên cơ sở theo đúng quy định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới.
- Các điều kiện bảo đảm triển khai công tác PBGDPL: Trong những năm qua, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho công tác PBGDPL được quan tâm. UBND tỉnh đã cấp kinh phí ổn định cho cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp tỉnh trung bình 120.000.000 đồng/năm để thực hiện nhiệm vụ PBGDPL được giao và đảm bảo cho các hoạt động tham mưu chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hầu hết các địa phương đã điều chỉnh mức chi đảm bảo cho công tác PBGDPL. Kinh phí bình quân cho mỗi huyện là 50 triệu đồng/năm. Một số địa phương, có sự quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác này cao hơn, như các huyện Núi Thành, Đại Lộc, Phú Ninh, Duy Xuyên và thành phố Hội An và Tam Kỳ.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân. Thường xuyên kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo về số lượng và chất lượng. Cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL như tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, xây dựng tủ sách pháp luật điện tử…Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác PBGDPL; xác đinh rõ nội dung, chương trình phối hợp, thời gian và đối tượng tuyên truyền phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nghiên cứu nắm chắc đặc điểm, tình hình của từng địa bàn, đối tượng cần được tuyên truyền pháp luật để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp. Tập trung và chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức PBGDPL, khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác này trong những năm qua. Tập trung thực hiện tốt các Chương trình, Đề án PBGDPL đã được phê duyệt đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ đã đặt ra; để việc triển khai công tác PBGDPL đạt được hiệu quả hơn./.Hạ Trương
Kết quả 15 năm thực hiện Chị thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
14/09/2019
Qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” (gọi tắt Chỉ thị số 32-CT/TW), cấp ủy và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), do đó đã có sự chỉ đạo tích cực, quan tâm về bố trí nhân lực, đầu tư kinh phí, trang thiết bị tuyên tuyền, tài liệu cơ bản đảm bảo; góp phần quan trọng vào việc thay đổi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sau đây là một số kết quả nổi bật:
- Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về công tác PBGDPL: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 02 Nghị quyết quan trọng có ý nghĩa lớn đến công tác PBGDPL tại địa phương, gồm Nghị quyết số 116/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 về quy định mức chi thực hiện công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 169/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh UBND tỉnh còn ban hành các Quyết định công nhận, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động Báo cáo viên pháp luật tỉnh; Kế hoạch số 790/KH- UBND ngày 07/3/2013 để cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình hành động của Trung ương trên địa bàn tỉnh...
- Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW gắn với việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch PBGDPL: Toàn tỉnh đã tổ chức được 15.148 buổi tuyên truyền trực tiếp, phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân với gần 2,5 triệu lượt người tham dự; biên soạn và cấp phát hơn 870.000 tờ gấp; in cấp 48.000 đề cương; mua cấp 36.000 đầu sách luật cho cán bộ, nhân dân, học sinh; in sao 218 đĩa CD tuyên truyền pháp luật cấp cho các xã, thị trấn; tuyên truyền tại phiên tòa lưu động được 318 cuộc, thu hút hơn 795.000 lượt người đến dự tại nơi xét xử; tuyên truyền thông qua hoạt động tiếp công dân, hơn 8.000 cuộc với hơn 900.000 lượt người được tiếp và giải thích, hướng dẫn; thông qua công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý được 3.350 cuộc; trợ giúp pháp lý lưu động được 599 cuộc; tư vấn trong tố tụng được 378 cuộc.
Sau 15 năm, toàn tỉnh đã tổ chức 754 cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới nhiều hình thức, theo quy mô, cấp độ phù hợp đã thu hút 46.946 lượt người tham dự. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức “Sân khấu hóa”; Hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường, Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, ...). Hình thức thi rung chuông vàng, ngày hội tư vấn thủ tục hành chính... được nhiều địa phương vận dụng thu hút được nhiều người dân tham gia, đặc biệt là thanh thiếu niên. Hoạt động tuyên truyền còn được các Phòng Tư pháp linh hoạt lồng ghép vào các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng ở địa phương như “Hội Chợ quê”, “Hội trại truyền thống”... để đưa pháp luật vào đời sống với các nội dung được lựa chọn phù hợp. Các hình thức tuyên truyền khác như “Mỗi tuần một điều luật”, “Phiên tòa giả định”cũng đã và đang đem lại hiệu quả tích cực.
- Về chất lượng hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp: Ngày 11/9/2013 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2784/QĐ-UBND kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, với 32 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng và Giám đốc Sở Tư pháp là Phó Chủ tịch thường trực. Ngày 12/4/2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1128/QĐ-UBND tiếp tục kiện toàn Hội đồng phối hợp tỉnh, theo hướng đại diện lãnh đạo theo chức danh, được phân công phụ trách công tác PBGDPL. Đến nay, sau khi đã được kiện toàn, Hội đồng phối hợp tỉnh hiện có 36 ủy viên, đảm bảo về cơ cấu thành phần theo quy định.
- Về việc đổi mới, áp dụng các hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, có hiệu quả: Với mô hình “Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí, cấp huyện tổ chức thực hiện, cấp xã tiếp nhận kết quả”, nội dung và nhu cầu tìm hiểu pháp luật được giao người dân ở cơ sở lựa chọn, đề xuất; báo cáo viên pháp luật cấp huyện, cấp tỉnh sẽ tuyên truyền, hướng dẫn theo yêu cầu. Mặt khác, một số địa phương đã mạnh dạn đổi mới cách thức tuyên truyền nhằm đem lại hiệu quả cho công tác này.
Tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Một số hội thi tìm hiểu pháp luật đã được các địa phương triển khai thực hiện và gặt hái được nhiều thành công như Rung chuông vàng, Hội thi hòa giải viên giỏi, Hội thi tìm hiểu Hiến pháp. Tuyên truyền hình thức sân khấu hóa với các tiểu phẩm, vở kịch, điệu hò, bài vè dân ca… Tuyên truyền thông qua website, Đài Truyền thanh - Truyền hình, mạng nội bộ Qoffice, mạng xã hội Facebook; thích hợp giới trẻ và trong thời đại 4.0; Tuyên truyền thông qua tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; Tuyên truyền thông qua “Mỗi tuần một điều luật”…
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL: Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên địa bàn tỉnh đã được rà soát và kiện toàn. Đến nay, sau khi được củng cố kiện toàn, cấp huyện có 385 báo cáo viên; trong đó 1/3 đã có chuyên môn là đại học luật; 2/3 còn lại đã tốt nghiệp đại học khác nhưng thâm niên công tác pháp luật từ 05 năm trở lên; đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở cũng được quan tâm hướng dẫn kiện toàn, có sự trưởng thành nhất định, đến nay toàn tỉnh có 2.574 tuyên truyền viên. Bên cạnh việc kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Sở Tư pháp hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tham mưu chủ tịch UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên cơ sở theo đúng quy định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới.
- Các điều kiện bảo đảm triển khai công tác PBGDPL: Trong những năm qua, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho công tác PBGDPL được quan tâm. UBND tỉnh đã cấp kinh phí ổn định cho cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp tỉnh trung bình 120.000.000 đồng/năm để thực hiện nhiệm vụ PBGDPL được giao và đảm bảo cho các hoạt động tham mưu chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hầu hết các địa phương đã điều chỉnh mức chi đảm bảo cho công tác PBGDPL. Kinh phí bình quân cho mỗi huyện là 50 triệu đồng/năm. Một số địa phương, có sự quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác này cao hơn, như các huyện Núi Thành, Đại Lộc, Phú Ninh, Duy Xuyên và thành phố Hội An và Tam Kỳ.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân. Thường xuyên kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo về số lượng và chất lượng. Cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL như tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, xây dựng tủ sách pháp luật điện tử…Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác PBGDPL; xác đinh rõ nội dung, chương trình phối hợp, thời gian và đối tượng tuyên truyền phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nghiên cứu nắm chắc đặc điểm, tình hình của từng địa bàn, đối tượng cần được tuyên truyền pháp luật để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp. Tập trung và chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức PBGDPL, khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác này trong những năm qua. Tập trung thực hiện tốt các Chương trình, Đề án PBGDPL đã được phê duyệt đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ đã đặt ra; để việc triển khai công tác PBGDPL đạt được hiệu quả hơn./.
Hạ Trương