Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2022-2025
Về mục tiêu cụ thể nhằm:
Xây dựng cơ sở hạ tầng tại Trung tâm dữ liệu điện tử của Bộ đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định, phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ số.
Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Ngành Tư pháp được Chính phủ xác định là hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nền tảng phát triển Chính phủ số; đảm bảo kết nối, chia sẻ thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ của Bộ và Nền tảng tích hợp, chia sẻ quốc gia; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp thông qua môi trường mạng.
Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ tại Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được thực hiện có hiệu quả.
Kiện toàn đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của Bộ đủ năng lực để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác công nghệ thông tin theo yêu cầu của Chính phủ và đòi hỏi của thực tiễn.
05 nhiệm vụ, giải pháp
Nghị quyết đưa ra 5 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cụ thể:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về vai trò, tầm quan trọng của công tác công nghệ thông tin
Tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định, kế hoạch, văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác công nghệ thông tin thông qua các hình thức hoạt động, sinh hoạt chính trị, chuyên môn.
Định kỳ tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
Thứ hai, phát triển hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
Nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử của Bộ để triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ số.
Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; duy trì bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp tại Trung tâm dữ liệu điện tử của Bộ.
Thứ ba, xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
Theo đó, duy trì, vận hành các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ và phục vụ người dân, doanh nghiệp như: Cổng thông tin điện tử của Bộ; Hệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống văn bản và điều hành; Thiết lập, vận hành Hệ thống để tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân về các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến….
Xây dựng, phát triển, mở rộng cơ sở dữ liệu, hệ thống nền tảng dùng chung trong ngành Tư pháp: Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; Hệ thống thông tin đấu giá tài sản; Hệ thống thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật; Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trợ giúp pháp lý; Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; Hệ thống Hội nghị truyền hình.... Trong đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là nền tảng được chia sẻ, khai thác dùng chung cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; được liên kết, đồng bộ dữ liệu với các Cơ sở dữ liệu quốc gia trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Thứ tư, tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản về công tác công nghệ thông tin
Tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của các đơn vị thuộc Bộ đã được xác định tại Chương trình hành động số 135-CTr/BCS ngày 14/05/2020 thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 682/QĐ-BTP ngày 07/05/2021 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 983/QĐ-BTP ngày 10/6/2021 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch "Chuyển đổi số Ngành tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 639/QĐ-BTP ngày 27/4/2021 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Hệ thống Thi hành án dân sự giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 149/QĐ-BTP ngày 28/01/2022 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thứ năm, kiện toàn tổ chức và bố trí nguồn nhân lực làm công tác ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường phối hợp trong công tác công nghệ thông tin
Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức của đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin để làm tốt vai trò đầu mối tham mưu quản lý công tác này trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp.
Đối với các đơn vị thuộc Bộ và hệ thống thi hành án dân sự, rà soát, bố trí ít nhất 01 công chức, viên chức làm đầu mối tham mưu thực hiện công tác công nghệ thông tin.
Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài Bộ để việc xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Ngành đạt hiệu quả cao.