Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 244/VPCP-QHQT ngày 12/01/2011, sáng ngày 19/10/2011, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hoàng Thế Liên.
Trong các ngày từ 10-14/10/2011, tại Astana, Ca-dắc-xtan, Việt Nam và Ca-dắc-xtan đã tiến hành Vòng đàm phán thứ hai Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Ca-dắc-xtan (Hiệp định TTTP) và Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Ca-dắc-xtan (MOU).
Thực hiện Kế hoạch đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia, Vòng đàm phán thứ hai Hiệp định đã được tiến hành tại Hà Nội trong thời gian từ ngày 3 đến 4/10/ 2011. Ông Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đàm phán liên ngành phía Việt Nam về Hiệp định này.
Alternate Text
Trong tháng 11/2014, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế đã phát hành một đoạn video cung cấp thông tin tổng quan về tổ chức và hoạt động của mình với tên gọi Xây dựng cầu nối cho công dân toàn cầu (tên tiếng Anh : Building bridges for global citizens), có sẵn trên YOUTUBE tại địa chỉ http://www.youtube.com/watch?v=da0X1V8ZLX4.
Đoạn video dài 7 phút đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, các công ước trong khuôn khổ Hội nghị, thông tin sơ lược về cơ cấu tổ chức và mục tiêu hoạt động của của Hội nghị.
Alternate Text
Theo Thông báo số 64/2014/TB-LPQT ngày 29/9/2014 của Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia, ký tại Hà Nội ngày 21 tháng 01 năm 2013, có hiệu lực chính thức kể từ ngày 09 tháng 10 năm 2014. Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo cơ sở pháp lý cho hai nước trong hợp tác tương trợ tư pháp về dân sự; góp phần thúc đẩy thủ tục giải quyết các vụ việc phát sinh từ quan hệ dân sự, thương mại giữa công dân và pháp nhân hai nước nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia.
Alternate Text

Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đã giao cho ba cơ quan đầu mối các lĩnh vực khác nhau của tương trợ tư pháp. Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối về tương trợ tư pháp về dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan đầu mối tương trợ tư pháp về hình sự, Bộ Công an là cơ quan đầu mối về dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Từ khi Luật có hiệu lực, các cơ quan được phân công đã tích cực, chủ động trong xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật trong nước cũng như đàm phán điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp. Nội dung bài viết sau đây giới thiệu sơ lược các kết quả đạt được, những tồn tại và một số đề xuất cho công tác đàm phán, ký và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp có hiệu quả hơn.

Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text