Trên
cơ sở quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, các đơn vị được theo dõi thi hành pháp luật đã
cơ bản tuân thủ các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục trong quá trình ban hành văn bản, đảm bảo thực
hiện kịp thời chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên đồng thời vận dụng, khai
thác, phát huy những tiềm năng của địa bàn quản lý nhằm tổ chức thực hiện tốt
chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, giúp ổn định chính trị, an ninh trật
tự và phát triển kinh tế.
Tuy
nhiên một số đơn vị vẫn còn tình trạng ban hành văn bản hành chính có chứa quy
phạm pháp luật, chưa tuân thủ đúng quy định tại thông tư liên tịch số
55/2005/TTLT-BNV-VPCP của liên bộ Nội vụ, Văn phòng chính phủ hướng dẫn về thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, việc ban hành văn bản
chỉ thị quy phạm pháp luật hầu như không được sử dụng.
Thực
trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu nguyên nhân
chính đó là trình độ soạn thảo, tham mưu của đội ngũ công chức làm nhiệm vụ này
còn hạn chế (vì đặc thủ của đội ngũ này là không ổn định, thường xuyên được
luân chuyển, trình độ đào tạo thấp, khả năng phân tích chính sách còn nhiều yếu
kém…), điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền cấp xã.
Để
khắc phục những hạn chế này, Sở Tư pháp đã kiến nghị, đề xuất với trung ương,
Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền
cấp cơ sở trong thời gian tới.
Vũ Thị Kim
(Sở Tư pháp Nam
Định)