Quyền đối với hình ảnh

Năm 2014 tôi bị tai nạn lao động và bị tàn tật. Hàng tháng tôi được hưởng chế độ tai nạn lao động. Tuy nhiên tôi cũng có nhiều mặc cảm, không tự tin nhưng cũng may tôi vẫn còn được làm ở vị trí công việc cũ tại công ty. Nhiều lúc tôi không muốn người khác chụp ảnh tôi khi mà tôi không đồng ý. Vì vậy tôi muốn biết quy định của pháp luật như thế nào về việc sử dụng hình ảnh của người khác khi họ không đồng ý để tự bảo vệ mình ?

 
 

Gửi bởi:

Trả lời có tính chất tham khảo

Trả lời:
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2017) quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng;
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Như vậy, người khác sử dụng hình ảnh của bạn mà vi phạm quy định trên thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật

Trả lời bởi: T.M. Nguyệt