Giao dịch bảo đảm

Công ty cổ phần A xây dựng nhà xưởng tại thành phố B, tỉnh C. Tuy nhiên do thiếu vốn để xây dựng, công ty A đã nộp đơn xin vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần H. Ngân hàng thương mại H đã yêu cầu Công ty A cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. Công ty Ađã nhờ ông E, là cổ đông đang nắm giữ 5% cổ phần của Ngân hàng thương mại Hdùng quyền sở hữu 10 ha đất tại thành phố B, tỉnh Clàm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên. Vậy giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Giả sử, ông E muốn vay vốn tại Ngân hàng H và dùng cổ phiếu của Ngân hàng H làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không?
 

Gửi bởi:

Trả lời có tính chất tham khảo

Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Căn cứ theo quy định tại  Khoản 1Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Cụ thể các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm:
“a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.”
Khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng như sau:
“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.”
Trong trường hợp này, do ông E là cổ đông đang nắm giữ 5% cổ phần của Ngân hàng thương mại H, do đó ông E không được dùng cổ phiếu của Ngân hàng H làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình.
 

Trả lời bởi: Trần Thanh Tùng