TRUNG TÂM HỖ TRỢ HỘI NHẬP WTO THAM GIA THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG LỚP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ CHO CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG TÁC HÕ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

TRUNG TÂM HỖ TRỢ HỘI NHẬP WTO THAM GIA THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG LỚP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ CHO CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG TÁC HÕ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP Triển khai thực hiện Quyết định số 1275/QĐ-585 ngày 10/8/2017 của Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 về việc chọn Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO thành phố Hồ Chí Minh tham gia thực hiện hoạt động lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Hợp đồng số 52/BTP-585 ngày 14/8/2017 giữa Ban Quản lý chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 và Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức các lớp bồi dưỡng tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

           Lớp bồi dưỡng tổ chức trong 01 ngày bắt đầu từ 8h00 ngày 6/10/2017 tại khách sạn Sen Việt, 33 Cao Thắng, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh với sự tham gia của 113 đại biểu là các cán bộ, chuyên viên pháp chế các Sở, ban, ngành thuộc UBND cấp tỉnh; các đơn vị/cá nhân thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cán bộ pháp chế, quản lý doanh nghiệp; các Hội/Hiệp hội ngành nghề; các cơ quan thông tấn báo đài.

           Nội dung lớp bồi dưỡng gồm các chủ đề về  bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các cơ quan, tổ chức, người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các quy định của Công ước Viên 1980 – Công cụ phòng tránh rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế. Đây là các nội dung đang được đông đảo doanh nghiệp hiện nay quan tâm.
           Tham gia giảng dạy lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ là TS. Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Tư pháp và TS. Lê Thị Ánh Nguyệt, Giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM.Đội ngũ iảng viên tham gia lớp bồi dưỡng là những người có kiến thức thực tiễn phong phú, nhiều kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy dễ hiểu, lôi cuốn, tạo hứng thú cho học viên. Ngoài những kiến thức cơ bản, giảng viên còn đưa ra nhiều tình huống trao đổi, giải đáp thắc mắc cho học viên.

           Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp những kiến thức về pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế như phạm vi áp dụng và bảo lưu của Công ước Viên, thực tiễn giải thích và áp dung, các điều khoản giao kết và thực hiện hợp đồng, soạn thảo hợp đồng và phòng tránh rủi ro theo Công ước Viên 1980. Các giải đáp dưới góc nhìn chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật đã giúp cho học viên có thêm kiến thức về hợp đồng từ đó làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được tốt hơn. Số lượng đại biểu tham giả đông đảo lên tới 100 người, các đại biểu có ý thức học hỏi, thường xuyên trao đổi với giảng viên những tình huống khó trong thực tiễn đã góp phần tạo cho lớp bồi dưỡng sôi nổi, bổ ích, mang lại hiệu quả thiết thực. Cuối buổi bồi dưỡng học viên có nhiều câu hỏi đặt ra cho giảng viên liên quan đến điều khoản áp dụng luật trong hợp đồng thương mại quốc tế, điều khoản nào quy định về tỉ giá giao dịch trong hợp đồng thương mại, phương án xử lý trong trường hợp hàng hóa không được nhập khẩu do trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam, nếu ký hợp đồng với một doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó có trụ sở tại một quốc gia không phải là thành viên của Công ước Viên thì có áp dụng Công ước Viên được hay không, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những gì để tránh thiệt hại khi Việt Nam đã tham gia vào Công ước Viên…Tất cả các vướng mắc, khó khăn của học viên đều được giảng viên giải đáp ngay tại hội nghị và trả lời đúng trọng tâm, đúng quy định của pháp luật  giúp các doanh nghiệp tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc mà mình đang gặp phải.

Võ Hoài Nam