TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỔ CHỨC TỌA ĐÀM DUY TRÌ MẠNG LƯỚI TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỔ CHỨC TỌA ĐÀM DUY TRÌ MẠNG LƯỚI TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Thực hiện kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019, nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề án thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, thuộc Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 ( gọi tắt là Chương trình 585), được sự đồng ý của Ban quản lý Chương trình. Ngày 23/8/2019 Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã phối hợp với Liên minh HTX Tỉnh Gia Lai, Trường Bồi dưỡng cán bộ Liên Minh HTX Miền Trung Tây Nguyên và các Sở ngành của tỉnh Gia Lai có liên quan tổ chức: Hội nghị “Tọa đàm giữa các công tác viên tham gia Mạng lưới Tư vấn pháp luật với doanh nghiệp về giải pháp duy trì mạng lưới TVPL cho doanh nghiệp và trao đổi chuyên đề về chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn”

Tọa đàm gồm 2 chuyên đề, có sự tham dự của gần 100 đại biểu gồm: các công tác viên tham gia mạng lưới TVPL, các chuyên gia từ các Tổ chức hành nghề luật sư, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tại Gia Lai, đại diện Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh, Đoàn luật sư, Liên Minh HTX và cộng tác viên cá nhân tham gia mạng lưới TVPL,  Đại diện lãnh đạo Trung tâm  hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực và Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Gia Lai đồng chủ trì hội nghị.
Chuyên đề 1, Hội nghị đã được nghe đại diện lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, thành viên Ban soạn thảo và Tổ Biên tập Nghị định, trình bày về quá trình xây dựng và ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay thế  Nghị định số 66/2008/NĐ – CP, theo đó Nghị định được ban hành trên cơ sở căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật. Trên cơ sở đó Luật đã giao Chính phủ hướng dẫn thi hành điều này.

Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là việc Thiết lập mạng lưới TVPL cho doanh nghiệp, hoạt động này  sẽ được căn cứ và cả Nghị đinh số 55/2019/NĐ CP và Nghị định số 39/2018/NĐ –CP về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông tư số 06/TT – BKHĐT ngày 29/3/2019 hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sau khi nghe giới thiệu những nội dung mới về Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư 06/TT – BKHĐT ngày 29/3/2019 hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên, các đại biểu và tư vấn viên đã chuyển sang Chuyên đề 2 để nghe và thảo luận về “Chính sách pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, HTX đã quan tâm và triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp hàng đầu về tôm, cá tra, lúa gạo, cà phê, v.v... Hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã hình thành với trên 50 nghìn doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, trong đó khoảng 10.200 doanh, Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển, số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp nông lâm, thủy sản chiếm 1%. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất với hơn 9,2 triệu hộ với quy mô rất nhỏ. Quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 96% số các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Năng suất lao động ngành nông nghiệp còn hạn chế, chỉ bằng khoảng 38% năng suất lao động bình quân chung cả nước và thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực.ghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Về năng lực pháp luật, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, bao gồm hiểu về chính sách ưu đãi khi tích tụ ruộng đất, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tiêu thụ nông sản, hợp đồng góp quyền sử dụng đất, các vướng mắc về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, các vướng mắc khi tiếp cận các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn khi thực hiện thực hiện Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở các nội dung các diễn giả trình bày về Nghị định số 57/2018/NĐ- CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp;Nghị định số 98/2018/NĐ – CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.
Các đại biểu  tham dự đã thảo luận rất sôi nổi, phản ánh và đặt ra câu hỏi, với các chuyên gia và tư vấn viên. Trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan và tình hình thực tiễn ở địa phương các chuyên gia và các tư vấn viên đã có những câu trả lời xác đáng, đáp ứng một phần yêu cầu của đại biểu dự các chuyên đề tọa đàm. Các đại biểu đánh giá cao về chất lượng tổ chức cũng như nội dung của công tác tổ chức./.
Cá nhân, tổ chức quan tâm có thể tài file tài liệu đính kèm để tham khảo

Phạm Nguyệt Hằng