Các Bộ, ngành, địa phương tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật ) đã trở thành một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng hàng năm, được bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và đông đảo Nhân dân tích cực hưởng ứng. Năm 2020, Ngày Pháp luật tiếp tục được bộ, ngành, địa phương tổ chức hưởng ứng, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay, đã có hơn 20 bộ, ngành , địa phương ban hành văn bản hưởng ứng Ngày Pháp luật. Một số bộ, ngành, địa phương đã xác định chủ đề Ngày Pháp luật phù hợp, cụ thể, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị làm định hướng triển khai tại bộ, ngành, địa phương mình, .Về cơ bản, các hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay được xác định trên tinh thần đổi mới, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và có sức lan tỏa trong xã hội theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong phổ biến, giáo dục pháp luật; truyền thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội; các Cổng, Trang thông tin điện tử..., đồng thời nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Một số bộ, ngành, địa phương đã dự kiến một số hoạt động điểm nhấn: Bộ Quốc phòng tổ chức hoạt động trọng tâm làm điểm PBGDPL bằng hình thức “Sân khấu hóa”, tăng cường các hoạt động PBGDPL trên các phương tiện thông tin, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng để bình luận, đối thoại chính sách, định hướng dư luận; Bình Dương thực hiện thí điểm bài giảng online với Chuyên đề về minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động xây dựng pháp luật; phòng chống tham nhũng trong chính sách pháp luật[1]; Bắc Ninh hưởng ứng Ngày Pháp luật thông qua tổ chức mít tinh, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các chương trình đối thoại chính sách trực tiếp giữa cơ quan nhà nước với công dân và học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh; tăng cường các hoạt động tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở[2]; Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị triển khai, tổ chức mít tinh, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động[3]
Để phát huy vai trò nòng cốt, trung tâm trong tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật, ngày 25/9/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1986/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2020 của Bộ Tư pháp với Chủ đề “Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2020, toàn ngành Tư pháp nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệpđẩy lùi đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, thiết thực chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng”. Kế hoạch cũng đã xác định chuỗi các hoạt động điểm nhấn để hưởng ứng Ngày Pháp luật, qua đó giúp lan toả và làm sâu sắc thêm tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp nói riêng, các tầng lớp Nhân dân nói chung.Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật[1] CV số 3130/UBND-NC ngày 01/7/2020.[2] Kế hoạch số 342/KH-UBND ngày 27/8/2020.[3] Kế hoạch số 3550 /KH-UBND-NCPC ngày 28/7/2020.
Các Bộ, ngành, địa phương tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020
29/09/2020
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật ) đã trở thành một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng hàng năm, được bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và đông đảo Nhân dân tích cực hưởng ứng. Năm 2020, Ngày Pháp luật tiếp tục được bộ, ngành, địa phương tổ chức hưởng ứng, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay, đã có hơn 20 bộ, ngành , địa phương ban hành văn bản hưởng ứng Ngày Pháp luật. Một số bộ, ngành, địa phương đã xác định chủ đề Ngày Pháp luật phù hợp, cụ thể, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị làm định hướng triển khai tại bộ, ngành, địa phương mình, .
Về cơ bản, các hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay được xác định trên tinh thần đổi mới, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và có sức lan tỏa trong xã hội theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong phổ biến, giáo dục pháp luật; truyền thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội; các Cổng, Trang thông tin điện tử..., đồng thời nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Một số bộ, ngành, địa phương đã dự kiến một số hoạt động điểm nhấn: Bộ Quốc phòng tổ chức hoạt động trọng tâm làm điểm PBGDPL bằng hình thức “Sân khấu hóa”, tăng cường các hoạt động PBGDPL trên các phương tiện thông tin, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng để bình luận, đối thoại chính sách, định hướng dư luận; Bình Dương thực hiện thí điểm bài giảng online với Chuyên đề về minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động xây dựng pháp luật; phòng chống tham nhũng trong chính sách pháp luật
[1]; Bắc Ninh hưởng ứng Ngày Pháp luật thông qua tổ chức mít tinh, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các chương trình đối thoại chính sách trực tiếp giữa cơ quan nhà nước với công dân và học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh; tăng cường các hoạt động tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở
[2]; Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị triển khai, tổ chức mít tinh, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động
[3]…
Để phát huy vai trò nòng cốt, trung tâm trong tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật, ngày 25/9/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1986/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2020 của Bộ Tư pháp với Chủ đề
“Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2020, toàn ngành Tư pháp nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp đẩy lùi đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, thiết thực chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng”. Kế hoạch cũng đã xác định chuỗi các hoạt động điểm nhấn để hưởng ứng Ngày Pháp luật, qua đó giúp lan toả và làm sâu sắc thêm tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp nói riêng, các tầng lớp Nhân dân nói chung.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
[1] CV số 3130/UBND-NC ngày 01/7/2020.
[2] Kế hoạch số 342/KH-UBND ngày 27/8/2020.
[3] Kế hoạch số 3550 /KH-UBND-NCPC ngày 28/7/2020.