Chi cục THADS huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang làm tốt công tác phối hợp với UBND các xã, thị trấnHoàng Su Phì là một huyện nghèo, kinh tế xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có địa hình đồi núi cao, hiểm trở, sông suối nhiều, giao thông không thuận tiện, dẫn đến khó khăn trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã không ngừng vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và là một trong những đơn vị đạt được kết quả toàn diện trong công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Hà Giang giai đọa 2016 - 2020, tạo được lòng tin của nhân dân.Với các thành tích đã đạt được, tập thể và cá nhân tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã được các cấp, chính quyền biểu dương và khen thưởng: Đơn vị đã đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2016, 2017, 2018 và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen năm 2017, 2018, cờ thi đua Ngành Tư pháp năm 2018, công nhận tập thể điển hình tiên tiến năm 2018; được Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang công nhận tập thể điển hình tiên tiến giai đoạn 2016 – 2020 và Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì tặng Giấy khen cho tập thể các năm 2016, 2017, 2018, 2019. Đối với cá nhân, có 4 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, 01 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp, có 15 lượt cá nhân được Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang tặng Giấy khen, 12 lượt cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì khen thưởng qua các năm, 02 cá nhân được Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và đảng viên tiêu biểu xuất sắc kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam…
Để đạt được kết quả nổi bật nêu trên, Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện nhà; đặc điểm vùng miền, dân tộc, phong tục tập quán của người dân và cách thức tổ chức thi hành của các loại án. Một trong những giải pháp được áp dụng có hiệu quả trong thực hiện phong trào thi đua giai đoạn 2016 – 2020 đó là “phối hợp giữa Chi cục thi hành án dân sự huyện với UBND các xã, thị trấn trong việc thu các khoản tiền án phí trên địa bànViệc thực hiện giải pháp trên, theo đánh giá của Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì sẽ góp phần đa dạng, đồng bộ các giải pháp được triển khai tại đơn vị, đồng thời bổ sung những hạn chế của giải pháp “Phối hợp giữa Tòa án nhân dân huyện và Chi cục thi hành án trong việc thu tiền thi hành án dân sự trong hình sự tại Tòa” đã được triển khai trên địa bàn trước đó chỉ giải quyết được một phần, đó là các loại án phí hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND huyện Hoàng Su Phì, còn các loại án phí mà Cục thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục các huyện ủy thác vào, các loại án phí dân sự, hôn nhân gia đình thì không thể áp dung được.Mặt khác trước thực trạng cán bộ, công chức làm công tác thi hành án tại huyện Hoàng Su Phì 100% là người ngoài tỉnh, ngoài huyện nên việc vận động, thuyết phục, hay áp dung biện pháp cưỡng chế gặp nhiều khó khăn hơn nếu không có sự phối hợp từ cấp xã, thôn, bản do họ hiểu được phong tục tập quán, ngôn ngữ và họ có thể vận dụng tốt hương ước, quy ước của thôn, xã để vận động người phải thi hành án, thân nhân của họ trong việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Để thực hiện có hiệu quả, Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã tham mưu cho đồng chí Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án huyện ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn trong huyện phối hợp với cơ quan thi hành án trong công tác tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án phát sinh trên địa bàn. Đây là một trong những văn bản quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Chính quyền về công tác thi hành án dân sự và cũng là cơ sở vững chắc cho việc đẩy mạnh phối hợp các mặt trong công tác của Chi cục với các cơ quan hữu quan và chính quyền và 25 xã, thị trấn.
Đơn vị đã giao cho một đồng chí Phó chi cục trưởng đồng thời là báo cáo viên phổ biến pháp luật, theo kế hoạch công tác phổ biến pháp luật của huyện sẽ lồng ghép phổ biến các văn bản trên trong quá trình đi phổ biến pháp luật ở các xã, đồng thời trực tiếp gặp các đồng chí lãnh đạo các xã giải thích, trao đổi, đề nghị phối hợp.
Khi phát sinh án, song song với việc gửi, tống đạt các quyết định về thi hành án tới các xã, Thị trấn, thì lãnh đạo Chi cục hoặc Chấp hành viên sẽ trực tiếp điện thoại đề nghị Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn chỉ đạo công an, cán bộ Tư pháp, trưởng thôn, công an viên thôn bản các xã tống đạt quyết định cho người phải thi hành án và yêu cầu người phải thi hành án hoặc đề nghị thân nhân đến trụ sở cơ quan thi hành án nộp tiền, trong trường hợp người phải thi hành án do điều kiện đi lại khó khăn thì nộp số tiền cho UBND các xã và UBND xã sẽ cử người đến trụ sở cơ quan thi hành án nộp thay, cơ quan thi hành án sẽ ghi biên lai để về giao lại cho người phải thi hành án.
Đối với trường hợp đương sự đang thụ hình tại các trại giam, ngoài việc tống đạt cho người phải thi hành án các quyết định về thi hành án tại trại giam, thì Chấp hành viên vẫn gửi các quyết định về thi hành án cho UBND các xã để vận động gia đình, thân nhân nộp thay. Với cách thức tổ chức thực hiện nêu trên, Chi cục Thi hành án đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ phía chính quyền các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Do làm tốt công tác phối hợp với chính quyền xã nên đã gắn kết được hoạt động thi hành án với chính quyền cơ sở, tranh thủ được sự phối hợp, ủng hộ, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ; tránh được những mâu thuẫn, căng thẳng giữa cơ quan Thi hành án, Chấp hành viên với người phải thi hành án, tạo điều kiện cho công chức cơ quan Thi hành án có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc tổ chức thi hành các vụ án dân sự, tranh chấp đất đai phát sinh trên địa bàn. Đặc biệt sẽ huy động được nhiều cá nhân, chính quyền các cấp tham gia vào công tác thi hành án và cũng là một giải pháp mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho cơ quan Thi hành án, nhất là trong điều kiện nguồn kinh phí chi thường xuyên eo hẹp như hiện nay đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà cấp trên giao, cân bằng được tỷ lệ thu cho nhà nước và công dân trong công tác thi hành án dân sự.
Nguyễn Mạnh Hùng
Chi cục THADS huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Chi cục THADS huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang làm tốt công tác phối hợp với UBND các xã, thị trấn
26/06/2020
Hoàng Su Phì là một huyện nghèo, kinh tế xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có địa hình đồi núi cao, hiểm trở, sông suối nhiều, giao thông không thuận tiện, dẫn đến khó khăn trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã không ngừng vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và là một trong những đơn vị đạt được kết quả toàn diện trong công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Hà Giang giai đọa 2016 - 2020, tạo được lòng tin của nhân dân.
Với các thành tích đã đạt được, tập thể và cá nhân tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã được các cấp, chính quyền biểu dương và khen thưởng: Đơn vị đã đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2016, 2017, 2018 và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen năm 2017, 2018, cờ thi đua Ngành Tư pháp năm 2018, công nhận tập thể điển hình tiên tiến năm 2018; được Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang công nhận tập thể điển hình tiên tiến giai đoạn 2016 – 2020 và Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì tặng Giấy khen cho tập thể các năm 2016, 2017, 2018, 2019. Đối với cá nhân, có 4 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, 01 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp, có 15 lượt cá nhân được Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang tặng Giấy khen, 12 lượt cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì khen thưởng qua các năm, 02 cá nhân được Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và đảng viên tiêu biểu xuất sắc kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam…
Để đạt được kết quả nổi bật nêu trên, Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện nhà; đặc điểm vùng miền, dân tộc, phong tục tập quán của người dân và cách thức tổ chức thi hành của các loại án. Một trong những giải pháp được áp dụng có hiệu quả trong thực hiện phong trào thi đua giai đoạn 2016 – 2020 đó là “phối hợp giữa Chi cục thi hành án dân sự huyện với UBND các xã, thị trấn trong việc thu các khoản tiền án phí trên địa bàn”.Việc thực hiện giải pháp trên, theo đánh giá của Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì sẽ góp phần đa dạng, đồng bộ các giải pháp được triển khai tại đơn vị, đồng thời bổ sung những hạn chế của giải pháp “ Phối hợp giữa Tòa án nhân dân huyện và Chi cục thi hành án trong việc thu tiền thi hành án dân sự trong hình sự tại Tòa” đã được triển khai trên địa bàn trước đó chỉ giải quyết được một phần, đó là các loại án phí hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND huyện Hoàng Su Phì, còn các loại án phí mà Cục thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục các huyện ủy thác vào, các loại án phí dân sự, hôn nhân gia đình thì không thể áp dung được.
Mặt khác trước thực trạng cán bộ, công chức làm công tác thi hành án tại huyện Hoàng Su Phì 100% là người ngoài tỉnh, ngoài huyện nên việc vận động, thuyết phục, hay áp dung biện pháp cưỡng chế gặp nhiều khó khăn hơn nếu không có sự phối hợp từ cấp xã, thôn, bản do họ hiểu được phong tục tập quán, ngôn ngữ và họ có thể vận dụng tốt hương ước, quy ước của thôn, xã để vận động người phải thi hành án, thân nhân của họ trong việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Để thực hiện có hiệu quả, Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì đã tham mưu cho đồng chí Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án huyện ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn trong huyện phối hợp với cơ quan thi hành án trong công tác tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án phát sinh trên địa bàn. Đây là một trong những văn bản quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Chính quyền về công tác thi hành án dân sự và cũng là cơ sở vững chắc cho việc đẩy mạnh phối hợp các mặt trong công tác của Chi cục với các cơ quan hữu quan và chính quyền và 25 xã, thị trấn.
Đơn vị đã giao cho một đồng chí Phó chi cục trưởng đồng thời là báo cáo viên phổ biến pháp luật, theo kế hoạch công tác phổ biến pháp luật của huyện sẽ lồng ghép phổ biến các văn bản trên trong quá trình đi phổ biến pháp luật ở các xã, đồng thời trực tiếp gặp các đồng chí lãnh đạo các xã giải thích, trao đổi, đề nghị phối hợp.
Khi phát sinh án, song song với việc gửi, tống đạt các quyết định về thi hành án tới các xã, Thị trấn, thì lãnh đạo Chi cục hoặc Chấp hành viên sẽ trực tiếp điện thoại đề nghị Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn chỉ đạo công an, cán bộ Tư pháp, trưởng thôn, công an viên thôn bản các xã tống đạt quyết định cho người phải thi hành án và yêu cầu người phải thi hành án hoặc đề nghị thân nhân đến trụ sở cơ quan thi hành án nộp tiền, trong trường hợp người phải thi hành án do điều kiện đi lại khó khăn thì nộp số tiền cho UBND các xã và UBND xã sẽ cử người đến trụ sở cơ quan thi hành án nộp thay, cơ quan thi hành án sẽ ghi biên lai để về giao lại cho người phải thi hành án.
Đối với trường hợp đương sự đang thụ hình tại các trại giam, ngoài việc tống đạt cho người phải thi hành án các quyết định về thi hành án tại trại giam, thì Chấp hành viên vẫn gửi các quyết định về thi hành án cho UBND các xã để vận động gia đình, thân nhân nộp thay. Với cách thức tổ chức thực hiện nêu trên, Chi cục Thi hành án đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ phía chính quyền các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Do làm tốt công tác phối hợp với chính quyền xã nên đã gắn kết được hoạt động thi hành án với chính quyền cơ sở, tranh thủ được sự phối hợp, ủng hộ, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ; tránh được những mâu thuẫn, căng thẳng giữa cơ quan Thi hành án, Chấp hành viên với người phải thi hành án, tạo điều kiện cho công chức cơ quan Thi hành án có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc tổ chức thi hành các vụ án dân sự, tranh chấp đất đai phát sinh trên địa bàn. Đặc biệt sẽ huy động được nhiều cá nhân, chính quyền các cấp tham gia vào công tác thi hành án và cũng là một giải pháp mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho cơ quan Thi hành án, nhất là trong điều kiện nguồn kinh phí chi thường xuyên eo hẹp như hiện nay đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà cấp trên giao, cân bằng được tỷ lệ thu cho nhà nước và công dân trong công tác thi hành án dân sự.
Nguyễn Mạnh Hùng
Chi cục THADS huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang