Gương sáng tư pháp - Điển hình tiên tiến
Alternate Text
Gắn bó với ngành Tư pháp Bắc Giang đến nay vừa tròn 20 năm, được đánh giá có cách lãnh đạo dân chủ; điều hành mềm dẻo, linh hoạt; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Giám đốc Sở Tư pháp Đỗ Thị Việt Hà đã để lại nhiều dấu ấn, cùng tập thể Sở đạt được nhiều thành tích đóng góp tích cực vào sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp và sự phát triển của địa phương.
Phát huy tốt vai trò tham mưu, giúp việc cho Thường vụ, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về công tác biên phòng và xây dựng lực lượng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển, đảo; xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, Thiếu tướng, PGS.TS Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng, Đại biểu Quốc hội khóa XV đã góp công trong việc soạn thảo Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và Dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Giang hồ đất Cảng có tiếng phức tạp bậc nhất cả nước, nhưng khi nghe tên Đại tá Nguyễn Đức Cường, Trưởng Phòng Hồ sơ Công an Hải Phòng (từng là Phó phòng Cảnh sát Kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Trưởng Công an quận Hồng Bàng), đều “ngại ngần”. Từ 2009 đến nay, Đại tá Cường đã tham gia chỉ huy, điều tra, bắt giữ hàng ngàn vụ án và đối tượng…
Những vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Chính phủ Việt Nam, theo ông Hiệp, không thể mời luật sư tư được, bởi còn liên quan đến bí mật nhà nước. Thông lệ quốc tế gọi những người tham gia giải quyết tranh chấp kiểu này là luật sư công và ông Hiệp rất tự hào khi gánh trên vai nhiệm vụ của một “luật sư công”.
Những năm qua, với tinh thần tấn công tội phạm đến cùng, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã phối hợp, liên tục triệt phá nhiều chuyên án lớn làm rúng động, chùn tay giới buôn bán “hàng trắng”, góp nhiều công sức vào công tác phòng chống ma túy.
Nói đến bà Hồ Thị Kim Ngân, Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Kạn, một trong 16 người của ngành Tư pháp trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, là nói tới người công chức tận tâm, nhiệt huyết vì sự nghiệp ngành Tư pháp; người luôn trăn trở, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để đưa công tác tư pháp địa phương bứt phá.
Trong câu chuyện về quá trình soạn thảo các đạo luật về Doanh nghiệp, TS Nguyễn Đình Cung (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW - CIEM) không nói nhiều về mình mà nhắc đến tên nhiều người, rằng nếu không có những cơ may thì Luật Doanh nghiệp (DN) có thể cũng chưa ra đời vào thời điểm đó.
Vừa qua, Chủ tịch nước đã ký Quyết định về việc phong tặng Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” (được trao 3 năm 1 lần) cho 917 cá nhân đã có công trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc. Trong đó, PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, Trưởng Bộ môn Luật Tài chính – Ngân hàng, Đại học Luật Hà Nội vinh dự là một trong các cá nhân được trao tặng Danh hiệu này.