Gương sáng tư pháp - Điển hình tiên tiến
Alternate Text
(PLVN) - Hơn 10 năm giữ cương vị Thẩm phán, Phó Chánh án rồi Chánh án TAND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Thạc sĩ Hứa Quang Thông (SN 1972) đã có những đóng góp trong phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” của hệ thống TAND. Ông vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba”.
Thực hiện Đề án “Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm chức danh Công an xã (CAX), thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, năm 2020, Trung úy Trịnh Hữu Đệ được điều động từ Đội An ninh - Công an huyện Cái Nước đến công tác tại Công an xã Đông Hưng cùng huyện.
Trong quá trình hơn 27 năm công tác tại Bảo hiểm xã hội Cà Mau, Trưởng phòng Truyền thông & Phát triển đối tượng, ông Nguyễn An Long (SN 1973) là một trong những tấm gương sáng về lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, đóng góp cho sự phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Những năm qua, cùng với đồng nghiệp, Thượng tá Thành đã tham gia xây dựng dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về biên phòng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các cấp, các ngành, các lực lượng, trong đó, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
Với quan niệm “Phương pháp quan trọng, kỹ năng quan trọng; nhưng cảm hứng còn quan trọng hơn”, cô giáo Nguyễn Lệ Lan, giáo viên Trường THPT Phan Đăng Lưu luôn nỗ lực đổi mới sáng tạo trong dạy học, giáo dục học sinh và nghiên cứu khoa học. Sự tận tụy, yêu nghề, mến trò của cô đã truyền cảm hứng học tập cho học sinh, trong đó có những em “cá biệt”. Không chỉ làm tốt vai trò người giáo viên, người hội thẩm nhân dân, cô còn khéo léo lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh, thanh niên hiệu quả.
Từng đảm nhiệm các vị trí Trưởng Phòng Tuyên truyền và Địa bàn, Trưởng Phòng Dân tộc, ông Nguyễn Duy Trường (Bí danh Duy Chơn, SN 1973) đã tham mưu lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách và thi hành pháp luật dân tộc đạt kết quả tốt; đề xuất những chủ trương, giải pháp phù hợp trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đảm bảo, đạt kết quả, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo TS. LS Đặng Văn Cường, nghề luật sư (LS) cũng giống như nghề bác sĩ, thực hiện sứ mệnh “khám bệnh pháp lý”. Bác sĩ cần khám đúng bệnh, bốc đúng thuốc thì LS cũng cần đánh giá đúng tình huống pháp lý, tư vấn đúng hướng cho thân chủ, góp phần tạo cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, công bằng, khách quan, đúng luật.
“Với bà con đồng bào dân tộc thiểu số, không thể ra quyết định thi hành án rồi đến nhà đọc, cưỡng chế tài sản được, mà chúng tôi phải bám cơ sở, cùng ăn, cùng ở với bà con để vận động. Tôi và anh em còn tìm hiểu phong tục, tập quán của bà con, học cả tiếng của đồng bào để sống và giao tiếp cùng dân”, ông Sơn chia sẻ.