Thẩm định dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: Không can thiệp sâu vào hoạt động hội và tôn giáo, tín ngưỡngCuối tuần qua, Chủ tịch Hội đồng – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì Phiên họp lần thứ 12 của Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 để cho ý kiến về Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Dự án Luật về hội. Đa số các thành viên Hội đồng cho rằng phải đề cao quan điểm hạn chế sự can thiệp hành chính vào hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo cũng như các tổ chức hội.Người nước ngoài ở Việt Nam được phong chức, phong phẩm
Báo cáo một số nội dung của Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) Bùi Thanh Hà cho biết: Để theo kịp nhu cầu phát triển của các hoạt động tôn giáo cũng như ổn định tình, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, nhất là cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, việc xây dựng Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là cấp thiết và dự luật có nhiều quy định tương ứng. Chẳng hạn, Dự thảo Luật xác định chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thuật ngữ “mọi người” được sử dụng thay cho “công dân” trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành. Dự thảo Luật còn quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành hình phạt tù… được đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo; người đã chấp hành án phạt tù hoặc quản chế được chủ trì các hoạt động tôn giáo sau khi tổ chức tôn giáo đăng ký và được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Đặc biệt, Dự thảo Luật ghi nhận, điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam theo hướng quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của họ được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Họ cũng được phong chức, phong phẩm, suy cử khi hoạt động cho tổ chức tôn giáo của Việt Nam; được vào tu tại các cơ sở tôn giáo của Việt Nam…
Tổng hợp một số ý kiến của các thành viên nhóm II Hội đồng tư vấn, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, Dự thảo Luật đã cố gắng cụ thể hóa một bước các quy định và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, các nội dung chưa thể hiện rõ mục đích ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. “Các quy định về chấp thuận, công nhận, cho phép, đăng ký… đối với hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo, tổ chức và hoạt động của các tổ chức tôn giáo… cần được chỉnh lý và xem xét dưới góc độ là các biện pháp của Nhà nước bảo đảm thực thi quyền, bảo hộ và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức, cá nhân, chứ không phải là các biện pháp quản lý nhà nước” – GS Thuyết nêu kiến nghị của nhóm II.
Đồng tình với đánh giá nhiều nội dung của dự luật còn nặng về quản lý nhà nước, GS.TS Trần Ngọc Đường đề xuất xác định được cơ chế thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra sao, công dân thực hiện quyền như thế nào thì mới phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, tránh can thiệp vào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng tán thành quan điểm hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Trần Văn Độ cho rằng, Dự thảo Luật nên cân bằng giữa quy định về quyền và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, làm sao bảo hộ quyền phải song song với quản lý nhà nước.
Cần giảm bớt quy trình thành lập hội
Trình bày Dự thảo Luật về hội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng thông tin, tính đến tháng 12/2014, có 481 hội hoạt động phạm vi cả nước, hơn 52 nghìn hội hoạt động phạm vi địa phương. Trong đó, không ít hội hoạt động kém hiệu quả, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, có xu hướng “hành chính hóa”. Vì vậy, bên cạnh các quy định về hội và bảo đảm quyền lập hội của công dân, Dự thảo Luật quy định việc thành lập và hoạt động hội phải thực hiện 3 giai đoạn ứng với 3 quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là công nhận ban vận động thành lập hội (Quyết định công nhận ban vận động), thành lập hội (Quyết định thành lập hội) và phê duyệt điều lệ hội (Quyết định phê duyệt). Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Thăng, có loại ý kiến khác cho rằng quy trình thành lập hội như vậy quá phức tạp, cần giảm bớt các trình tự, thủ tục.
Thay mặt Tổ giúp việc Hội đồng tư vấn, TS. Lê Hồng Sơn cho biết, các thành viên trong Tổ lại nhất trí với loại ý kiến khác nêu trên. Bởi việc quy định các trình tự, thủ tục thành lập hội là nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện quyền lập hội của mình. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động mang tính chất nội bộ của hội mà chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng thì quan tâm đến tính chất, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội là tự nguyện, tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cũng như phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hội với quản lý nhà nước. Ngoài ra, căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, Thứ trưởng đề nghị nghiên cứu có các quy định trực tiếp về các trường hợp giới hạn quyền lập hội, chứ không dừng lại ở quy định về các hành vi bị cấm.
Cho ý kiến kết luận về 2 dự luật, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, để bảo đảm ban hành đúng tinh thần, nội dung của Hiến pháp mới, Dự thảo hai Luật phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. “Hiện nay, Nhà nước phải vươn lên để bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân, quản lý phải theo kịp phát triển của xã hội, không thể giữ tư duy là không quản được thì cấm” – Bộ trưởng tâm niệm. Riêng với Dự thảo Luật về hội, Bộ trưởng chỉ đạo cần xây dựng thành luật chung mà bất kỳ hội nào cũng phải tuân thủ, nhưng cũng phải thể hiện tính đặc thù của hội.Thục Quyên
Thẩm định dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: Không can thiệp sâu vào hoạt động hội và tôn giáo, tín ngưỡng
29/06/2015
Cuối tuần qua, Chủ tịch Hội đồng – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì Phiên họp lần thứ 12 của Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 để cho ý kiến về Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Dự án Luật về hội. Đa số các thành viên Hội đồng cho rằng phải đề cao quan điểm hạn chế sự can thiệp hành chính vào hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo cũng như các tổ chức hội.
Người nước ngoài ở Việt Nam được phong chức, phong phẩm
Báo cáo một số nội dung của Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) Bùi Thanh Hà cho biết: Để theo kịp nhu cầu phát triển của các hoạt động tôn giáo cũng như ổn định tình, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, nhất là cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, việc xây dựng Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là cấp thiết và dự luật có nhiều quy định tương ứng. Chẳng hạn, Dự thảo Luật xác định chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thuật ngữ “mọi người” được sử dụng thay cho “công dân” trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành. Dự thảo Luật còn quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành hình phạt tù… được đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo; người đã chấp hành án phạt tù hoặc quản chế được chủ trì các hoạt động tôn giáo sau khi tổ chức tôn giáo đăng ký và được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Đặc biệt, Dự thảo Luật ghi nhận, điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam theo hướng quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của họ được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Họ cũng được phong chức, phong phẩm, suy cử khi hoạt động cho tổ chức tôn giáo của Việt Nam; được vào tu tại các cơ sở tôn giáo của Việt Nam…
Tổng hợp một số ý kiến của các thành viên nhóm II Hội đồng tư vấn, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, Dự thảo Luật đã cố gắng cụ thể hóa một bước các quy định và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, các nội dung chưa thể hiện rõ mục đích ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. “Các quy định về chấp thuận, công nhận, cho phép, đăng ký… đối với hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo, tổ chức và hoạt động của các tổ chức tôn giáo… cần được chỉnh lý và xem xét dưới góc độ là các biện pháp của Nhà nước bảo đảm thực thi quyền, bảo hộ và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức, cá nhân, chứ không phải là các biện pháp quản lý nhà nước” – GS Thuyết nêu kiến nghị của nhóm II.
Đồng tình với đánh giá nhiều nội dung của dự luật còn nặng về quản lý nhà nước, GS.TS Trần Ngọc Đường đề xuất xác định được cơ chế thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra sao, công dân thực hiện quyền như thế nào thì mới phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, tránh can thiệp vào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng tán thành quan điểm hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Trần Văn Độ cho rằng, Dự thảo Luật nên cân bằng giữa quy định về quyền và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, làm sao bảo hộ quyền phải song song với quản lý nhà nước.
Cần giảm bớt quy trình thành lập hội
Trình bày Dự thảo Luật về hội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng thông tin, tính đến tháng 12/2014, có 481 hội hoạt động phạm vi cả nước, hơn 52 nghìn hội hoạt động phạm vi địa phương. Trong đó, không ít hội hoạt động kém hiệu quả, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, có xu hướng “hành chính hóa”. Vì vậy, bên cạnh các quy định về hội và bảo đảm quyền lập hội của công dân, Dự thảo Luật quy định việc thành lập và hoạt động hội phải thực hiện 3 giai đoạn ứng với 3 quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là công nhận ban vận động thành lập hội (Quyết định công nhận ban vận động), thành lập hội (Quyết định thành lập hội) và phê duyệt điều lệ hội (Quyết định phê duyệt). Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Thăng, có loại ý kiến khác cho rằng quy trình thành lập hội như vậy quá phức tạp, cần giảm bớt các trình tự, thủ tục.
Thay mặt Tổ giúp việc Hội đồng tư vấn, TS. Lê Hồng Sơn cho biết, các thành viên trong Tổ lại nhất trí với loại ý kiến khác nêu trên. Bởi việc quy định các trình tự, thủ tục thành lập hội là nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện quyền lập hội của mình. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động mang tính chất nội bộ của hội mà chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng thì quan tâm đến tính chất, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội là tự nguyện, tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cũng như phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hội với quản lý nhà nước. Ngoài ra, căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, Thứ trưởng đề nghị nghiên cứu có các quy định trực tiếp về các trường hợp giới hạn quyền lập hội, chứ không dừng lại ở quy định về các hành vi bị cấm.
Cho ý kiến kết luận về 2 dự luật, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, để bảo đảm ban hành đúng tinh thần, nội dung của Hiến pháp mới, Dự thảo hai Luật phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. “Hiện nay, Nhà nước phải vươn lên để bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân, quản lý phải theo kịp phát triển của xã hội, không thể giữ tư duy là không quản được thì cấm” – Bộ trưởng tâm niệm. Riêng với Dự thảo Luật về hội, Bộ trưởng chỉ đạo cần xây dựng thành luật chung mà bất kỳ hội nào cũng phải tuân thủ, nhưng cũng phải thể hiện tính đặc thù của hội.
Thục Quyên