Alternate Text
Ngày 09/4/2014 tại La Hay, Hà Lan trong khuôn khổ của Phiên họp Hội đồng chính sách chung của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, Bà Thian Yee Sze, Tổng Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Bộ Lập pháp Sing-ga-po được sự ủy quyền đầy đủ của Chính phủ Sing-ga-po đã nộp Văn kiện chấp nhận Quy chế của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế
Alternate Text
Georgia đã hoàn tất việc trình phê chuẩn Công ước La Hay ngày 19/10/1996 về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em (Công ước). Với việc hoàn tất thủ tục phê chuẩn này, Georgia đã trở thành thành viên thứ 40 của Công ước
Alternate Text
Trong các ngày từ 19-23/5/2014, Ủy ban đặc biệt của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đã nhóm họp tại La Hay – Hà Lan về thực thi Công ước 1965 về Tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp, Công ước năm 1970 về Thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại và Công ước năm 1980 về Tiếp cận công lý. Phiên họp đã diễn ra sau bốn ngày thảo luận mang tính xây dựng giữa khoảng 130 chuyên gia đến từ 53 quốc gia và các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và phi Chính phủ. Đại diện của Bộ Tư pháp – cơ quan quốc gia của Hội nghị La hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam là bà Phạm Hồ Hương (Trưởng phòng Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế) và đại diện Tòa án nhân dân tối cao, ông Lê Mạnh Hùng (Trưởng phòng Nghiên cứu pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế, Viện Khoa học xét xử). Đây là lần thứ hai trong năm 2014 đại diện Việt Nam tham dự hoạt động với tư cách là thành viên của Hội nghị.
Alternate Text
Theo Thông báo số 24/2014/TB-LPQT ngày 08/4/2014 của Bộ Ngoại giao, Hiệp định về dẫn độ giữa CHXHCN Việt Nam và Ô-xtrây-lia, ký tại Can-bơ-rơ ngày 10/4/2012, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 4 năm 2014. Hiệp định có hiệu lực tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cho công tác hợp tác giữa các cơ quan tư pháp Việt Nam và Ô-xtrây-lia về dẫn độ và góp phần khẳng định thiện chí và cam kết của Việt Nam trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm giữa hai nước, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối ngoại giữa hai quốc gia.
Vừa qua, Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp với JICA tổ chức Đoàn công tác đi khảo sát về tư pháp quốc tế tại Nhật Bản từ ngày 02 đến ngày 12/3/2014. Đoàn gồm 10 thành viên do đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn cùng sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân TP Hà Nội...
Sáng nay - 14/01, Bộ Tư pháp (cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp) tổ chức Hội nghị liên ngành với các cơ quan đầu mối ở Trung ương (Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao) để tổng kết công tác tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2013. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì Hội nghị.
Alternate Text
Triển khai Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 (sau đây gọi là Kế hoạch), ngày 10/12/2013, Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi Tọa đàm với ông Christophe Bernasconi – Tổng thư ký Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH). Tham dự buổi tọa đàm có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, TAND tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TAND thành phố Hà Nội, Đại học Luật, Hoc viện Tư pháp.
Trong hai ngày 04 và 05/12/2013, Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam gồm đại diện đến từ Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do ông Bạch Quốc An, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 15 được tổ chức tại Viên-Chăn, Lào.
Trong các ngày từ 27-29/11/2013 tại Phnom Penh, Cam-pu-chia, Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam gồm 11 thành viên đến từ Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Viện KSNDTC, Tòa án NDTC, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã tiến hành đàm phán Vòng thứ hai Hiệp định về dẫn độ giữa CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia (sau đây gọi là Hiệp định). Đoàn đàm phán Vương quốc Cam-pu-chia gồm 13 thành viên do Ngài HY Sophea, Quốc Vụ khanh, Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn.
Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text