Dự án tăng cường tiếp cận công lý vào bảo vệ quyền

Dự án tăng cường tiếp cận công lý vào bảo vệ quyền

Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền

 

Ngày 21-10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan pháp luật và tư pháp khác của Việt Nam thực hiện vào Danh mục các dự án yêu cầu Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ giai đoạn 2009-2014.
Đây là một trong các dự án quan trọng nhất của UNDP hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng liên quan đến quản trị quốc gia – một trong các cấu phần chính của Kế hoạch chung thực hiện sáng kiến Một Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP - cơ sở pháp lý để xây dựng dự án này.
Bài viết dưới đây giới thiệu về nội dung, cơ cấu tổ chức của dự án cũng như chia sẻ kinh nghiệm về việc đổi mới quy trình, phương pháp xây dựng dự án hợp tác pháp luật với các nhà tài trợ - đã được Bộ Tư pháp và UNDP áp dụng thành công trong quá trình thiết kế dự án vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tham gia hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam từ gần hai thập kỷ nay thông qua việc hợp tác với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nhiều cơ quan pháp luật và tư pháp ở cấp trung ương của Việt Nam.
Gần đây nhất là Dự án VIE/02/015 “Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật đến năm 2010” (Dự án VIE/02/015) với mục tiêu hỗ trợ xây dựng và thực thi chiến lược đầu tiên của Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Dự án này do Bộ Tư pháp phối hợp với hơn 10 cơ quan hữu quan thực hiện với sự đồng tài trợ của UNDP, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy và Ai-len.
Sau khi Dự án VIE/02/015 kết thúc, Bộ Tư pháp đã chủ động tiến hành thảo luận với UNDP về phương hướng tiếp tục hợp tác trong tương lai nhằm giải quyết những vấn đề ưu tiên của các cơ quan pháp luật và tư pháp của Việt Nam. Trong đó tiếp cận công lý và bảo vệ quyền là những lĩnh vực được UNDP ưu tiên hàng đầu ở nội dung quản trị quốc gia.
Bộ Tư pháp đã khẩn trương tập hợp nhu cầu hợp tác của các cơ quan Việt Nam, phối hợp Văn phòng UNDP tại Hà Nội, các đơn vị trong và ngoài Bộ xây dựng dự thảo đề cương chi tiết dự án hợp tác mới với UNDP với tên gọi "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam". 

​​