LUẬT CỦA QUỐC HỘI
Sửa đổi, bổ sung một số điềucủa luật bầu cử đại biểu Quốc hội
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốchội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15tháng 4 năm 1997.
Điều 1
Sửađổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội:
1- Điểm 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1-Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh;"
2- Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1-Tổng số đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không quá nămtrăm người."
3- Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 9
Căncứ vào số lượng đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 8 của Luật này, căn cứ vàonhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của cáctầng lớp nhân dân trong Quốc hội, sau khi trao đổi ý kiến với Ban thường trựcủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị -xã hội, chậm nhất là chín mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội dựkiến về:
1-Cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội;
2-Số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ươngvà địa phương".
4- Bổ sung Điều 10a như sau:
"Điều 10a
Sốđại biểu Quốc hội là phụ nữ do ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đềnghị của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng".
5- Đoạn thứ nhất của Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Chậmnhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử từ mườilăm đến hai mươi mốt người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu quan."
6- Đoạn thứ nhất của Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Chậmnhất là chín mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân và Ban thườngtrực ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử từ bảy đến mườimột người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là đại diện Thường trựcHội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùngcấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan."
7- Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 23
1-Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệulực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giamvà người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cửtri.
2-Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thờiđiểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, đượctrả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tìnhtrạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và đượcphát thẻ cử tri.
3-Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòaán tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mấtnăng lực hành vi dân sự thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xóa tên ngườiđó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri."
8- Khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1-Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử và người tự ứngcử) theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là sáu mươi lămngày trước ngày bầu cử.
Hồsơ ứng cử gồm:
a)Đơn xin ứng cử;
b)Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công táchoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;
c)Tiểu sử tóm tắt và ba ảnh màu cỡ 4cm x 6cm."
9- Điểm 5 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5-Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường,thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Nhữngngười đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắtđầu bầu cử bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc mất nănglực hành vi dân sự thì Hội đồng bầu cử xóa tên trong danh sách những người ứngcử đại biểu Quốc hội."
10- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 30 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
"Hộinghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là tám mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, thànhphần gồm Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Hộinghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơquan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dựkiến do Ủy ban thường vụ Quốc hội gửiđến. Đại diện Hội đồng bầu cử, Ủyban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời dự Hội nghị này."
11- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 31 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
"Hộinghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thườngtrực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chậm nhất là tám mươi lăm ngày trướcngày bầu cử, thành phần gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thànhviên của Mặt trận Tổ quốc và đại diện Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốchuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hộinghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơquan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dựkiến do Ủy ban thường vụ Quốc hội gửiđến. Đại diện Ủy ban bầu cử, Thường trực Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được mời dự Hộinghị này."
12- Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 32
Căncứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất quy định tại các điều 30 và 31 của Luậtnày, chậm nhất là tám mươi ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội điềuchỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơnvị ở trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội."
13- Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 33
Trêncơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội,cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được phân bổ số lượng đạibiểu tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội."
14- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 37 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
"Hộinghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử, thành phầnHội nghị như quy định tại Điều 30 của Luật này.
Hộinghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần vàsố lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương đã đượcỦy ban thường vụ Quốc hội điềuchỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hộivà gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú."
15- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 38 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
"Hộinghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thườngtrực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngàybầu cử, thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 31 của Luật này.
Hộinghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần vàsố lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đã đượcỦy ban thường vụ Quốc hội điềuchỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hộivà gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú; đối với người tự ứng cử thì còn được gửilấy ý kiến cử tri nơi người đó làm việc (nếu có)."
16- Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 41
Căncứ vào kết quả hiệp thương lần thứ hai quy định tại các điều 37 và 38 của Luậtnày, chậm nhất là năm mươi ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội điềuchỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơnvị ở trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội."
17- Đoạn thứ hai của Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Hộinghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần vàsố lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương đã đượcỦy ban thường vụ Quốc hội điềuchỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách chínhthức những người ứng cử đại biểu Quốc hội."
18- Đoạn thứ hai của Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Hộinghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần vàsố lượng đại biểu được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điềuchỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách chínhthức những người ứng cử đại biểu Quốc hội."
19- Điều 49 được bổ sung khoản 3 và khoản 4 như sau:
"3-Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo nặc danh.
4-Hội đồng bầu cử chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyếtđến Ủy ban thường vụ Quốc hội khóamới để giải quyết theo thẩm quyền."
20- Đoạn thứ hai của Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Ngàybầu cử phải là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là một trămlẻ năm ngày trước ngày bầu cử."
Điều 2
1-Luật này có hiệu lực từ ngày công bố.
2-Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001./.