SỞ TƯ PHÁP TỈNH LẠNG SƠN TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT MỚI VÀ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ CHO DOANH NGHIỆP

SỞ TƯ PHÁP TỈNH LẠNG SƠN TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT MỚI VÀ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ CHO DOANH NGHIỆP Trên cơ sở nhu cầu của địa phương, được sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (Chương trình 585), ngày 8/11/2017 vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới và kỹ năng, nghiệp vụ cho Lãnh đạo các doanh nghiệp, cán bộ pháp chế các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Lớp bồi dưỡng do Chuyên gia cao cấp Nguyễn Văn Mạnh, Vụ pháp luật, Văn phòng Chính phủ làm báo cáo viên, tập trung chủ yếu vào các nội dung như:
Ngoài các tình huống pháp lý do chuyên gia nêu ra để thảo luận, các đại biểu tham dự đã nêu ra những khó khăn vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Giới thiệu một số điểm mới về chế định hợp đồng trong Bộ Luật dân sự năm 2015. Những nội dung cần chú ý trong việc soạn thảo, ký kết hợp đồng; Bồi thường thiệt hại dân sự khi vi phạm hợp đồng; Những vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng theo Luật dân sự, giải đáp vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp …Những khuyến nghị doanh nghiệp cần tránh trong quá trình giao kết hợp đồng trong sản xuất, kinh doanh.

Lớp bồi dưỡng thu hút hơn 70 doanh nghiệp tham dự. Các học viên đưa ra một số vướng mắc đề nghị được chuyên gia giải đáp như: vấn đề giải quyết tranh chấp về hợp đồng giao dịch dân sự, về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 133;  về giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba theo Điều 104; giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện theo Điều 143, Bộ luật dân sự 2015. Về việc hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng…Ngoài ra, học viên và chuyên gia còn trao đổi thảo luận thêm về việc một số trường hợp bị nhầm và hình sự hóa việc giải quyết tranh chấp trong quan hệ giao dịch hợp đồng dân sự, việc áp dụng các án lệ mới theo quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật, về việc áp dụng quyền không từ chối thụ lý vụ việc khi không có quy định pháp luật của các cơ quan tư pháp.
Từ lớp bồi dưỡng, có thể đánh gia tình hình khó khăn doanh nghiệp tại Lạng Sơn gặp phải như:

Một là phần lớn doanh nghiệp là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô nhỏ, vốn đầu tư kinh doanh không lớn, sử dụng người lao động cũng ở mức không nhiều, lại chủ yếu là đồng bào các dân tộc do đó việc quan tâm chú trọng tìm hiểu các quy định của pháp luật nhất là về chế định hợp đồng trong bộ Luật Dân sự năm 2015 còn hạn chế.
Hai là vấn đề tuân thủ các quy định của nhà nước về chế định hợp đồng trong giao dịch, kinh doanh còn nhiều bất cập, chưa thực sự được triển khai tuân thủ theo đúng quy định: về chủ thể, về tính tự nguyện của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, điều kiện về mục đích nội dung hợp đồng, về hình thức hợp đồng do đó không đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng theo các nguyên tắc chung đã được quy định trong Bộ Luật dân sự.
Ba là các doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế trong việc không tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về thỏa thuận, ký kết hợp đồng giao dịch dân sự với đối tác nước ngoài, đối tác ở địa phương khác dẫn đến khi phát sinh các tranh chấp khởi kiện ra tòa hay giải quyết bằng con đường thương thuyết, hòa giải, các doanh nghiệp của tỉnh đều phải chịu thiệt hại.

Phạm Nguyệt Hằng